Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 84)

2.4. Đánh giá về công tác trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo ở tỉnh Bắc

2.4.1. Những thành tựu

Có thể nói, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo là phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng Nhân dân và đã g óp phần không nhỏ vào sự nghiệp cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, qua đó giúp cho người nghèo nâng cao hiểu biết pháp luật, nhận thức được quyền, nghĩa vụ của mình, tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của bản thân và gia đình; đồng thời phát huy vai trò tham gia quản lý Nhà nước, thực hiện dân chủ ở cơ sở, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, giảm thiểu khiếu kiện vượt cấp, giữ gìn mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Với một hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý tương đối đồng bộ, chi tiết, cùng sự quan tâm, chỉ đạo của Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên

địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã có những hiệu quả nhất định, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo trên địa bàn tỉnh. Có thể kể đến một số thành tựu như sau:

- Việc củng cố, xây dựng và phát triển mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý được quan tâm thực hiện.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh và các Chi nhánh - lực lượng nòng cốt thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo hoạt động ổn định, nề nếp với đội ngũ viên chức được đào tạo bài bản, có trình độ, kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý. Trung tâm được bố trí cơ sở vật chất, phương tiện đủ phục vụ cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Các hoạt động như đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, hệ thống trợ giúp pháp lý ở cơ sở hoạt động khá thường xuyên, liên tục. Các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý như tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật mặc dù chưa nhiều nhưng đã ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Như vậy, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở Bắc Giang đã tương đối hoàn chỉnh, đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội tạo thành một kênh đồng bộ có sự tham gia của Nhà nước và xã hội trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo chứng tỏ hệ thống trợ giúp pháp lý trưởng thành nhanh chóng, thể hiện một thiết chế hữu hiệu gắn dịch vụ pháp lý miễn phí với quyền và lợi ích của người nghèo.

- Hình thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo được vận dụng linh hoạt với phương pháp đa dạng, phong phú.

Với việc vận dung linh hoạt các hình thức, sử dụng phương pháp trợ giúp pháp lý phổ biến, gần gũi với người nghèo và các vụ việc cụ thể, các tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý đã giúp người nghèo nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình từ đó có sự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với

pháp luật, không tốn kém thời gian, công sức vào việc khiếu kiện không cần thiết, tập trung cho lao động sản xuất, thúc đẩy thoát nghèo bền vững, tự tin bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ý thức pháp luật được nâng cao, tự giác chấp hành pháp luật, bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã tạo ra hiệu quả tích cực trên cả hai phương diện: Nhà nước, xã hội.

Về phía Nhà nước, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã mang lại những lợi ích chính trị, là cầu nối giúp chính quyền các cấp tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc của chính quyền và tạo diễn đàn "đối thoại" giữa chính quyền với dân. Đặc biệt, các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đã thực sự tạo ra một cơ chế "ba cấp tiếp dân" để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong Nhân dân.

Đồng thời hoạt động trợ giúp pháp lý giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước khác giải quyết công việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; góp phần tích cực thực hiện cải cách tư pháp, mở rộng điều kiện để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trước tòa, bảo đảm người nghèo không có điều kiện thuê luật sư tư cũng có luật sư miễn phí bảo vệ. Hoạt động này của Nhà nước đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, đặc biệt là chiến lược xóa nghèo toàn cầu và từng quốc gia.

Về phía xã hội, thông qua việc hướng dẫn, giải thích pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, các tổ chức trợ giúp pháp lý giúp cho các đối tượng này nâng cao hiểu biết pháp luật để mỗi người dân đều có thể tự lựa chọn những hành vi xử sự phù hợp với pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ, tạo niềm tin vào pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự, an toàn xã hội và ổn định tình hình chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)