Vận dụng linh hoạt các hình thức, đổi mới phương pháp trợ giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 104 - 107)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo

3.3.3. Vận dụng linh hoạt các hình thức, đổi mới phương pháp trợ giúp

giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang

tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác nhưng trên thực tế người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên khi thực hiện trợ giúp pháp lý, ở mỗi vùng người nghèo lại có những yêu cầu trợ giúp pháp lý khác nhau nên các cá nhân thực hiện phải vận dụng linh hoạt các hình thức và đổi mới phương pháp trợ giúp pháp lý cho phù hợp, có như vậy công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo mới đạt kết quả tốt. Việc vận dụng linh hoạt các hình thức và đổi mới các phương pháp trợ giúp pháp lý được thực hiện cụ thể với các biện pháp sau:

Thứ nhất, tập trung thực hiện trợ giúp pháp lý với hình thức tham gia tố tụng. Trung tâm Trợ giúp pháp lý và các tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cần tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt các vụ việc tham gia tố tụng, ưu tiên các vụ việc hình sự, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo để họ được quyền bình đẳng tiếp cận pháp luật và được hưởng phiên tòa công bằng.

Tăng cường phát hiện nhu cầu vụ việc trợ giúp pháp lý thông qua: Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; Tổ hòa giải; Phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nắm bắt thông tin và thực hiện nghiêm các quy định về hướng dẫn quyền được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý, chuyển giao vụ việc cho Trung tâm theo quy định; Thiết lập cơ chế phối hợp giữa Trung tâm với các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc có trách nhiệm giải quyết các vụ việc khiếu kiện của các đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung (Ban Dân tộc tỉnh; Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội; Thanh tra tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường...), các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho người được trợ giúp pháp lý (Hội Người khuyết tật, Hội Bảo trợ trẻ em, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,...) và các cơ quan thông tin đại chúng nhằm kịp thời phát hiện, thông tin vụ việc trợ giúp pháp lý cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; Thiết lập đường dây nóng về nhu cầu trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp

luật về trợ giúp pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý, về hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý sẵn có của Nhà nước cho các đối tượng đươc trợ giúp pháp lý để họ biết về quyền được trợ giúp pháp lý của mình.

Thứ hai, tăng cường tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang và các tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý tăng cường tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động. Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua cho thấy hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hướng về cơ sở, mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng không có khả năng về kinh tế, phương tiện đi lại, giảm bớt thời gian và chi phí cho người dân. Qua đó, góp phần tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo được sự tin cậy cho người dân trong việc tìm hiểu, giải quyết những vấn đề khúc mắc về mặt pháp luật. Trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã kịp thời nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc, nhu cầu của người dân để kịp thời phản ánh với với chính quyền các cấp có biện pháp khắc phục. Từ đó người thực hiện trợ giúp pháp lý phổ biến, giải thích pháp luật cho Nhân dân, trực tiếp hòa giải các tranh chấp nhỏ trong Nhân dân, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời kiến nghị trực tiếp với chính quyền cơ sở giải quyết các vướng mắc pháp luật của Nhân dân thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở. Thông qua trợ giúp pháp lý lưu động, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã phát hiện những chồng chéo, sai sót, bất cập của các văn bản pháp luật do chính quyền cơ sở ban hành và có đề xuất giải pháp để khắc phục. Có thể khẳng định rằng, hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động là nội dung trợ giúp pháp lý thiết thực và sâu rộng, góp phần khắc phục tình trạng người dân “đói luật”, do đó, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động hiện nay là cần thiết.

Để nhiệm vụ trợ giúp pháp lý lưu động thực sự phát huy mạnh mẽ vai trò, ý nghĩa cần phải có những biện pháp đẩy mạnh kết quả đạt được và chú trọng khắc phục những khó khăn, hạn chế, đó là:

+ Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng trợ giúp pháp lý về chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý bằng nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền đa dạng, phong phú như thông qua các buổi tọa đàm, hội nghị, cấp phát tờ gấp pháp luật, niêm yết bảng thông tin, truyền thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng. Quan tâm, bảo đảm nguồn kinh phí dành cho công tác trợ giúp pháp lý lưu động, trong đó có cả kinh phí dành cho hoạt động khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý.

+ Cần tiếp tục phát huy sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý với các phòng Tư pháp cấp huyện theo sự chỉ đạo của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, thường xuyên có sự kiểm tra, đánh giá sát sao sự phối hợp này để có sự điều chỉnh phù hợp trên thực tế.

+ Các chương trình, cách thức trợ giúp pháp lý lưu động cần được chuẩn bị chu đáo, có sự trao đổi, thống nhất đồng bộ giữa Trung tâm với phòng Tư pháp cấp huyện, chính quyền địa phương nơi tiến hành trợ giúp pháp lý lưu động nhằm tránh sự lúng túng, bị động khi thực hiện. Xác định rõ nội dung tuyên truyền pháp luật nhằm hướng đến mục đích trợ giúp pháp lý, tránh sự nhầm lẫn hiệu quả đạt được của trợ giúp pháp lý lưu động và tuyên truyền pháp luật. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của những người làm công tác trợ giúp pháp lý qua công tác đào tạo, bồi dưỡng định kỳ, chú trọng tập trung đào tạo kỹ năng tuyên truyền pháp luật và giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý để những khúc mắc của người dân tại địa phương được giải quyết, chất lượng trợ giúp pháp lý lưu động được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)