Kinh nghiệm trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo ở tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 93)

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Với diện tích 1662 km2 Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía đông giáp Thành phố Hải Phòng, phía tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang [45].

Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang[45].

Tính đến tháng 12 năm 2014, dân số Hải Dương là 1.723.355 người, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm là 4,62% [46]. Thời gian qua hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được tổ chức triển khai thực hiện khá bài bản và đạt kết quả tốt. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hải Dương được thành lập vào năm 1998 theo Quyết định số 2022/QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dương. Đến nay Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hải Dương có 14 biên chế (trong đó có 8/14 trợ giúp viên pháp lý), 02 Chi nhánh đặt tại huyện Ninh Giang và Kinh Môn, 42 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trong đó có 13 luật sư, 05/21 tổ chức hành nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý [47].

Mặc dù số lượng cán bộ thuôc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh và đội ngũ cộng tác viên của Hải Dương ít hơn Bắc Giang nhưng từ khi Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực đến nay, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tỉnh Hải Dương đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo đạt được kết quả khá cao, cụ thể như sau: Tổng số vụ việc Trợ giúp pháp lý: 18.115 vụ việc, trong đó: Tư vấn pháp luật: 16.959 vụ việc; Tham gia tố tụng: 1148 vụ; Đại diện ngoài tố tụng: 7 vụ; Hòa giải: 1 vụ [47].

Có được kết quả trên là do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh luôn chú trọng công tác đến phổ biến, tuyên truyền Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng thi hành đến tận người dân thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức sinh động như: trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề, phối hợp tuyên truyền thông qua Báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài phát thanh cấp huyện, xã, biên soạn, in ấn các tờ gấp pháp luật, biển, bảng thông tin về trợ giúp pháp lý kèm theo tên, địa chỉ liên hệ của Trung tâm, Chi nhánh, số điện thoại của các Trợ giúp viên pháp lý,

Luật sư Cộng tác viên để chính quyền và người dân hiểu rõ, nhận thức sâu sắc về hoạt động Trợ giúp pháp lý, ý nghĩa, vai trò của trợ giúp pháp lý đối với người được trợ giúp pháp lý và đối với đời sống chính trị - xã hội địa phương.

Bên cạnh đó, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hải Dương luôn xác định công tác trợ giúp pháp lý phải thực sự hướng về cơ sở, đáp ứng kịp thời tình hình chính trị địa phương và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của người dân ở cơ sở thì mới giữ vững được vị trí, vai trò của trợ giúp pháp lý và nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền và Nhân dân địa phương. Trong đó tư vấn pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý lưu động là một phương thức trợ giúp pháp lý có hiệu quả thiết thực, sát với nhu cầu của người được trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý lưu động được sự đón nhận và đánh giá cao của chính quyền và Nhân dân địa phương xuất phát từ uy tín, vị trí pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý và từ vai trò, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý đối với xã hội. Quá trình tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý hướng về cơ sở cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các Cộng tác viên, chú trọng đến những địa bàn phát sinh nhiều vướng mắc pháp luật, “điểm nóng”, qua đó trực tiếp tư vấn pháp luật cho Nhân dân, giúp họ giải tỏa những vướng mắc về pháp luật đồng thời góp phần giúp chính quyền địa phương ổn định tình hình an ninh, chính trị tại địa bàn.

Qua kinh nghiệm trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo ở tỉnh Hải Dương cho thấy hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ thực sự phát huy được hiệu quả khi đi vào cuộc sống Nhân dân, thực hiện trợ giúp pháp lý hướng về cơ sở. Với đặc điểm là một tỉnh miền núi, dân cư nghèo sống tập trung ở vùng sâu, vùng xa, tỉnh Bắc Giang có nhiều điểm tương đồng với Hải Dương về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, do đó cần học tập ở tỉnh Hải Dương về: kinh nghiệm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, cách thức hướng công tác trợ giúp pháp lý về cơ sở để người nghèo dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý mang tính nhân văn này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, số lượng người nghèo còn lớn nên thời gian qua, các cơ quan có thẩm quyền đã tích cực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, góp phần “xóa đói, giảm nghèo” về mặt pháp luật cho họ.

Trên cơ sở pháp luật trợ giúp pháp lý của trung ương, Bắc Giang đã ban hành một số văn bản để cụ thể, chi tiết hóa một số quy định nhằm áp dụng cho phù hợp với tình hình địa phương. Tuy vẫn còn một số hạn chế như chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, các văn bản chủ yếu tập trung vào công tác tổ chức, kiện toàn mà chưa đi vào chỉ đạo, hướng dẫn các vấn đề cụ thể nhưng với các quy định của trung ương, cơ bản hoạt động trợ giúp pháp lý ở Bắc Giang giúp người nghèo được thụ hưởng các hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp.

Với sự nỗ lực của hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, các cá nhân thực hiện, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: đã xây dựng, củng cố và phát triển được mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý; hình thức được vận dụng linh hoạt với phương pháp đa dạng, phong phú; tạo ra hiệu quả tích cực trên cả hai phương diện Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn và hạn chế như: hình thức, phương pháp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, nguồn nhân lực trong tổ chức trợ giúp pháp lý còn nhiều bất cập, kinh phí hoạt động còn hạn chế, chưa thường xuyên, công tác xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý còn chậm, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia chưa hiệu quả… Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó có nhiều song chủ yếu xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và điều kiện nội tại của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động này. Xác định được chính xác các hạn chế và nguyên nhân là căn cứ để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)