Tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân đối với những cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 111 - 113)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo

3.3.8. Tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân đối với những cá nhân

nhân thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang

Kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua cho thấy hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, lòng nhiệt thành và trách nhiệm của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là Cộng tác viên... Do vậy, việc tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý của người thực hiện, đồng thời xây dựng đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tuỵ với nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho sự bảo đảm cho việc hoạt động trợ giúp pháp lý. Để thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng, cần tiếp tục phát triển và kiện toàn đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý.

Thứ nhất, xác định rõ trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc mà họ đã thực hiện. Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý tuy nhiên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần có quy chế hoặc nội quy quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người thực hiện thuộc tổ chức mình, trách nhiệm bồi hoàn trong trường hợp cá nhân có lỗi.

định. Hiện nay Trung tâm Trợ giúp Bắc Giang mới chỉ được bố trí 21/26 biên chế, các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm chưa có trưởng phòng mà lãnh đạo Trung tâm trực tiếp phụ trách.

Thứ ba, kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo phụ thuộc lớn vào năng lực chuyên môn, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ của người thực hiện trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên, cộng tác viên... giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chuyên nghiệp, tận tụy, nhiệt tình với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt là yếu tố quan trọng để hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo hiệu quả và chất lượng. Do đó để thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới, Sở Tư pháp Bắc Giang cần tập trung chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Sở Tư pháp cần có chính sách nhằm thu hút những sinh viên được đào tạo chính quy chuyên ngành Luật, có tâm huyết với công tác trợ giúp pháp lý, đồng thời “giữ chân” những Trợ giúp viên có kinh nghiệm, tận tụy với công việc.

Thứ tư, rà soát, phân loại đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý hiện có, trên cơ sở nhu cầu trợ giúp pháp lý để xác định số lượng Trợ giúp viên cần thiết để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tranh tụng. Đối với Trợ giúp viên pháp lý chưa tham gia tố tụng thì phải được đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện vụ việc tố tụng, đảm bảo 100% trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng.

Thứ năm, Trung tâm Trợ giúp pháp lý cần quan tâm làm tốt công tác tuyển chọn cộng tác viên trợ giúp pháp lý, có tiêu chí lựa chọn cụ thể, cộng tác viên phải là người có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình tham gia công tác trợ giúp pháp lý. Phân bổ cộng tác viên ở các cấp, từ tỉnh đến cơ sở một cách hợp lý, hài hòa. Động viên các cán bộ tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tham gia công tác trợ giúp pháp lý nhằm thu hút đông đảo lực lượng

trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Trên cơ sở phân bổ biên chế của UBND tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cần triển khai sớm việc lựa chọn, sắp xếp, bồi dưỡng đủ cán bộ để chuyên trách các lĩnh vực theo luật định. Ở mọi lĩnh vực trợ giúp pháp lý có trợ giúp viên pháp lý chuyên trách, không ngừng mở rộng và bổ sung lực lượng trợ giúp viên pháp lý để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 111 - 113)