Dự báo nhu cầu trợ giúp pháp lý của ngƣời nghèo trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 50 - 52)

Hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung là chức năng xã hội của Nhà nước pháp quyền, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân cần có sự giúp đỡ và bảo vệ của Nhà nước và pháp luật. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý vừa là hình thức, vừa là nội dung thể hiện mối quan hệ hữu cơ, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân. Trợ giúp pháp lý là quyền của mỗi công dân và là chức năng xã hội, là trách nhiệm của Nhà nước, bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Đối với người nghèo, tổ chức trợ giúp pháp lý không chỉ góp phần đưa chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo về mặt pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống mà còn tạo ra cơ chế bảo đảm cho mọi công dân dù giàu hay nghèo đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tiếp cận với dịch vụ pháp lý như nhau trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Do đó, có thể khẳng định rằng, đất nước càng phát triển thì nhu cầu trợ giúp pháp lý càng tăng lên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn có mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, có chính sách giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và trợ giúp pháp lý là một hoạt động được thực hiện nhằm mục tiêu đó. Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý khẳng định: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật” đã thể hiện được các đặc điểm cơ bản của trợ giúp pháp lý đó là: Nhà nước là nòng cốt trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đối tượng được trợ giúp pháp lý là đối tượng chính sách, người nghèo và một số đối tượng yếu thế khác, hoạt động trợ giúp pháp lý là một hoạt động bổ trợ tư pháp và đây là một hoạt động mà Nhà nước khuyến khích, động viên và huy động lực lượng xã hội tham gia.

Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một bộ phận của hoạt động trợ giúp pháp lý nên cũng có những đặc điểm chung trên, tuy nhiên có một số đặc điểm đặc thù như đối tượng được trợ giúp pháp lý chỉ là những người nghèo, thường có lĩnh vực, vụ việc cần được trợ giúp đa dạng và đòi hỏi các chủ thể thực hiện phải thực sự trách nhiệm và có sự đồng cảm lớn đối với đối tượng được trợ giúp.

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, thực hiện tốt trợ giúp pháp lý cho người nghèo giúp đảm bảo công bằng xã hội, qua hoạt động này người nghèo được nâng cao ý thức pháp luật, giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đó chính là một biện pháp hiện thức hóa quyền con người. Với ý nghĩa quan trọng đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng các tiêu chí phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, đúng quy trình pháp lý với phương pháp và cách thức phù hợp, từ đó người nghèo và các chủ thể có liên quan thấy hài lòng với dịch vụ này và quyền, lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ, nhận thức pháp luật được nâng lên.

Chƣơng 2

HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƢỜI NGHÈO Ở TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)