Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 82 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Ưu điểm

- Đa số CBQL, GV đã nhận thức đúng và đầy đủ về sự cần thiết của DH và QLDH theo định hướng phát triển NLHS.

- Trong QTDH, GV đã bước đầu triển khai DH theo định hướng phát triển năng lực người học, có thiết kế NDDH thành các hoạt động, các tình huống có vấn đề; có sử dụng một số phương pháp/hình thức dạy học tích cực; có kiểm tra, đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào những tình huống trong thực tiễn.

- Về nội dung QLDH theo định hướng phát triển NLHS đã được các nhà trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình quan tâm triển khai tổ chức thực hiện ở các khía cạnh sau:

+ Quan tâm xây dựng và triển khai các văn bản quản lí thực hiện MTDH theo định hướng phát triển NLHS; Hướng dẫn GV thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu sau mỗi QTDH để rút kinh nghiệm cho QTDH tiếp theo; Thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện MTDH theo định hướng phát triển NLHS của GV một các thường xuyên.

+ Quan tâm triển khai cho GV nghiên cứu và quán triệt yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình DH theo định hướng phát triển NLHS; Xây dựng kế hoạch DH đảm bảo dạy đủ số môn học, hoạt động bắt buộc và đủ thời lượng tối thiểu nêu trong kế hoạch DH; Phân phối thời lượng DH các môn học bắt buộc, các NDDH hoặc hoạt động giáo dục tự chọn tuỳ theo đặc điểm nhận thức của HS mỗi lớp.

+ Tổ chức cho GV nghiên cứu và quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức DH theo định hướng phát triển NLHS; Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm về bài soạn, giờ dạy của GV.

+ Cơng tác chỉ đạo thực hiện quản lí việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho DH theo định hướng phát triển NLHS đã được quan tâm đầu tư.

+ Các nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học.

2.6.2. Hạn chế

- Một số CBQL, GV vẫn chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về sự cần thiết; tầm quan trọng của DH và QLDH theo định hướng phát triển NLHS.

- Công tác bồi dưỡng năng lực thiết kế MTDH theo định hướng phát triển NLHS chưa được chú trọng; công tác chỉ đạo tổ chức thảo luận hoặc hội thảo nhằm thống nhất mục tiêu môn học theo định hướng phát triển NLHS trong bộ môn chưa được thường xuyên.

+ Công tác bồi dưỡng GV; hướng dẫn, giám sát, khuyến khích GV lựa chọn nội dung từng tiết giảng, từng bài, từng chương và từng môn học nhằm thực hiện phát triển năng lực của người học; tổ chức hoạt động đánh giá và tự đánh giá trong đội ngũ giáo viên về kết quả thực hiện nội dung, chương trình dạy học theo kế hoạch đã lập ra; công tác chỉ đạo GV chủ động lựa chọn, cập nhật NDDH và đưa các nội dung giáo dục của địa phương theo quy định của chương trình từng mơn học cịn nhiều bất cập, hạn chế.

+ Cơng tác bồi dưỡng cho GV về phương pháp/hình thức tổ chức DH theo định hướng phát triển NLHS chưa được chú trọng và quan tâm; chưa chú trọng công tác dự giờ, rút kinh nghiệm về bài soạn, giờ dạy của GV; chưa chú ý đúng mức công tác chỉ đạo tổ chức thảo luận về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức DH theo định hướng phát triển NLHS.

+ Công tác tổ chức thi, kiểm tra đánh giá chưa chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức của HS vào trong đời sống thực tiễn; chưa quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp và kĩ năng tự học cho HS thông qua hoạt động DH trên lớp và ngoài giờ lên lớp; chưa tạo động lực học tập cho HS một cách hiệu quả.

+ Chưa quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện cho đội ngũ GV nhà trường tự nghiên cứu học tập thực hành để cập nhật, tiếp cận phương tiện hiện đại,...; chưa trang bị đầy đủ hệ thống thông tin phục vụ cho DH theo định hướng phát triển NLHS; hệ thống phòng học chưa đảm bảo yêu cầu học tập theo nhóm, chưa có trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động dạy và học của GV và HS; công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị, đồ dùng DH, ứng dụng công nghệ thông tin của GV khi lên lớp chưa được thường xuyên.

+ Ở một số trường chưa triển khai thực hiện tốt công tác bồi dưỡng về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho GV; chưa quan tâm xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực của HS; chưa sát sao chỉ đạo tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển NLHS.

+ Điều kiện CSVC các trường chưa đáp ứng tốt để thực hiện đổi mới PP, HTTCDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng

- CBQL, GV chưa nắm được lí luận về DH theo định hướng phát triển NLHS một cách hệ thống và sâu sắc, vì vậy, chưa có định hướng xun suốt QTDH, chưa có sự đổi mới đồng bộ giữa các thành tố QTDH (mục tiêu, nội dung, phương pháp/hình thức và kiểm tra, đánh giá).

- Do chương trình giáo dục phổ thông hiện hành định hướng tiếp cận nội dung, kết quả đánh giá vẫn theo thông tư 58 nên GV chưa thực sự tích cực đổi mới phương pháp/hình thức DH; kiểm tra, đánh giá kết quả DH theo định hướng phát triển NLHS.

- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị DH, học liệu phục vụ cho DH theo định theo định hướng phát triển NLHS cịn thiếu và nghèo nàn.

- Cơng tác triển khai đổi mới DH theo định hướng phát triển NLHS (từ khâu lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện đến giám sát, đánh giá kết quả thực hiện) chưa được quan tâm sát sao.

Kết luận chương 2

1. Kết quả khảo sát thực trạng DH theo định hướng phát triển NLHS cho thấy, hầu hết CBQL, GV các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã có nhận thức đúng về sự cần thiết phải đổi mới DH theo định hướng phát triển NLHS, chỉ còn một bộ phận nhỏ CBQL, GV chưa nhận thức đúng và đầy đủ. Trong QTDH, GV đã bước đầu triển khai DH theo định hướng phát triển NLHS; có thiết kế NDDH thành các hoạt động, các tình huống có vấn đề; có sử dụng một số phương pháp/hình thức dạy học tích cực; có kiểm tra, đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào những tình huống trong thực tiễn.

Kết quả khảo sát thực trạng QLDH theo định hướng phát triển NLHS cho thấy, hầu hết CBQL, GV THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã nhận thức được tầm quan trọng của QLDH theo định hướng phát triển NLHS, chỉ còn một bộ phận nhỏ CBQL, GV chưa nhận thức đúng và đầy đủ. Mặc dù các nhà trường đã có những tác động quản lí đổi mới DH theo định hướng phát triển NLHS, song các tác động đó chưa mang tính hệ thống, đồng bộ và chưa thực mang lại hiệu quả tích cực.

Q trình QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, chính sách, chủ trương về đổi mới DH, nhận thức của CBQL, GV, năng lực của GV là yếu tố ảnh hưởng mạnh và rõ rệt nhất.

Cơ sở thực tiễn trên đây sẽ là luận cứ quan trọng để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)