Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, giáo dục huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, giáo dục huyện

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Kiến Xương Kiến Xương

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội

Kiến Xương thành lập năm 1980 là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình, có vị trí địa lý: Phía tây giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình, phía tây bắc giáp huyện Đơng Hưng, phía đơng bắc giáp huyện Thái Thụy, phía đơng giáp huyện Tiền Hải, phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sơng Hồng), với diện tích tự nhiên 202 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 12.586 ha. Dân số khoảng 241.0 00 người chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, mật độ dân số là 1.190 người/km2 chia thành 32 xã và 1 thị trấn.

Vị trí địa lý tự nhiên của huyện khá thuận lợi nằm trên tỉnh lộ 39B, cách thành phố Thái Bình 13km. Hệ thống đường bộ tương đối hồn chỉnh, đến từng xã. Ngồi hệ thống đường bộ cịn có giao thơng thuỷ là con sông Hồng và sông Trà lý là những con sông lớn tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội.

Những năm qua, kinh tế của huyện phát triển khá tồn diện. An ninh chính trị ổn định, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo; lĩnh vực văn hố - xã hội có tiến bộ, giá trị sản xuất bình qn đầu người tăng từ 48,76 triệu đồng/người/năm 2016 lên 71,64 triệu đồng/người/năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016-2020 giảm còn 3,16%.

Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất 5 năm qua tăng bình quân 9,85%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đẳng bộ huyện khóa XXV đề ra là 8,52%/năm, trong đó: Sản xuất nơng, lâm, thủy sản tăng bình quân 2,06%/năm (mục tiêu đại hội 2,01%/năm0; Thương mại, dịch vụ tăng bình quân 7,74%/năm (mục tiêu đại hội 8,79%/năm).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; ước năm 2020, tỷ trọng Nơng -lâm- thủy sản 24,1%; Công nghiệp - xây dựng 52,1%; Dịch vụ 23,8%.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 ước đạt 2.945,2 tỷ đồng, tăng bình quân 2,06%/năm. Công tác xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đến nay 100% số xã đã về đích nơng thơn mới, huyện về đích Nơng thơn mới năm 2019. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 4.086,5 tỷ, tăng bình qn 16,25%/năm. Cơng tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm, huyện có 7 cụm cơng nghiệp, 24 làng nghề. Giá trị sản xuất dịch vụ năm 2020 ước đạt 2.748,9 tỷ đồng, tăng bình quân 7,74%.

Giáo dục đào tạo; khoa học và cơng nghệ có nhiều tiến bộ. Quy mô Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, đã huy động 100% học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 và lớp 6, giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, 100% các trường tiểu học và trung học cơ sở đạt phổ cập mức độ 3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực theo chuẩn hóa. Cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Cơ sở vật chất trường, lớp được tăng cường đầu tư xây dựng. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao cơng nghệ có hiệu quả. Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được đẩy mạnh. Công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được đổi mới.

Các lĩnh vực văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực:có 221/237 thôn, khu phố đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, 66.967/73.200 hộ gia đình đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, có 34% dân số, 23% số gia đình có 2 thành viên thường xun tập luyện thể dục thể thao. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bỏ vệ chăm sóc sức khỏe bà mệ trẻ em được tăng cường, 91% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Phát triển các lĩnh vực xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện.

2.1.2. Khái quát về giáo dục THPT huyện Kiến Xương

Trên địa bàn Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có 5 trường THPT trong đó có 4 trường THPT cơng lập với tổng số 132 lớp : THPT Nguyễn Du (36 lớp); THPT Bắc Kiến Xương (36 lớp), THPT Chu Văn An (33 lớp), THPT Bình Thanh (27 lớp) và 1 trường ngồi cơng lập là THPT Hồng Đức (20 lớp). Tổng số học sinh THPT của huyện hàng năm gần 6.900 học sinh. Mỡi trường có 3 cán bộ quản lý 3, CBQL có thâm niên

cơng tác quản lý từ 5 trở lên chiếm 93,3%, 100% CBQL có trình độ đại học, tỉ lệ CBQL có trình độ trên đại học 70 %. Tổng số các bộ giáo viên, nhân viên trong biên chế của 4 trường công lập là 269, tuổi đời dưới 40 chiếm khoảng 60%, 100% các bộ giáo viên nhân viện đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn chiếm 10,07%. Đội ngũ giáo viên ở các nhà trường cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu chuyên mơn và giới tính, cán bộ giáo viên trẻ chiếm đa số nên cán bộ giáo viên ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học.

Cơ sở vật chất của các nhà trường về cơ bản được đầu tư xây dựng, trang bị thiết bị đầy đủ theo mức tối thiểu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo thực hiện các hoạt động giáo dục. Các trường đều có đầy đủ phịng học kiên cố, phịng tin học ngoại ngữ và một số phịng học bộ mơn. Bốn trường THPT công lập của huyện đều được công nhận trường chuẩn quốc gia và đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Tuy nhiên về cơ sở vật chất vẫn còn một số tồn tại chưa đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thơng mới: các phịng học diện tích nhỏ, phịng học bộ mơn chưa đạt chuẩn về thiết kế, thiếu nhà đa năng, phịng mỹ thuật âm nhạc, phịng bộ mơn khoa học xã hội,... Huyện Kiến Xương huyện có điều kiện kinh tế thấp nhất trong 8 huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình, chất lượng giáo dục THCS là một vùng trũng của tỉnh. Số lượng học sinh đăng ký thi vào cấp 3 hàng năm thừa so với chỉ tiêu tuyển sinh không nhiều nên điểm chuẩn đấu vào lớp 10 hàng năm không cao, thường thấp nhất tỉnh, có trường tuyển sinh đầu vào chỉ hơn mười điểm trên 5 môn (2 môn nhân hệ số 2, 1 môn hệ số 1). Tuy chất lượng tuyển sinh đầu vào không cao nhưng chất lượng giáo dục của các trường THPT công lập trong huyện tương đối đồng đều và luôn từng bước được nâng lên đặc biệt là chất lượng HSG và thi vào đại học điểm cao. Phần lớn học sinh xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp nên các em luôn chăm ngoan, chăm chỉ học tập có ý phấn đấu vươn lên trong học tập. Tỉ lệ học sinh xếp học lực từ khá trở lên hằng năm chiếm trên 70%, tỉ lệ học sinh xếp hạn kiểm khá trở lên chiếm 95%. Chất lượng học sinh giỏi cấp tình hàng năm ln có trường nằm trong tố đầu bảng A, bảng B hoặc toàn tỉnh như trường THPT Bắc Kiến Xương, THPT Nguyễn Du. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm 98%, hàng năm đều có học sinh thi đại học và xét tuyển đại học từ điểm THPT QG đạt thủ khoa và đạt điểm cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)