Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về dạy học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 87 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về dạy học theo

trường THPT huyện Kiến Xương; không đề xuất các biện pháp mới có tính mâu thuẫn với kiến thức lý luận về khoa học quản lý, khoa học quản lý nhà trường hoặc phủ nhận hoàn toàn những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mà các trường THPT huyện Kiến Xương đã thực hiện.

Các biện pháp được đề xuất sẽ hướng đến việc phát huy những ưu điểm của những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mà cán bộ quản lý các trường đã và đang thực hiện có hiệu quả; chỉ thay đổi những gì tồn tại, bất cập và không phù hợp với quan điểm đổi mới quản lý giáo dục hoặc tình hình ở các trường hiện nay.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường trung học phổ thông huyện Kiến Xương, tỉnh Thái lực học sinh ở các Trường trung học phổ thông huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm trang bị thêm hiểu biết, hình thành quan điểm đúng về dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh cho CBQL, giáo viên các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ nâng

cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của mỡi CBQL, GV và các đối tượng liên quan đối với DH theo định hướng phát triển NLHS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung thực hiện:

(1) Giáo dục tuyên truyền cho CBQL, GV và các đối tượng liên quan về tầm quan trọng, những nội dung cơ bản của DH theo định hướng phát triển NLHS (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,...);

(2) Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của CBQL, GV đối với DH theo định hướng phát triển NLHS.

* Cách thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của DH theo định hướng phát triển NLHS và triển khai đến từng đơn vị chức năng, từng tổ chuyên môn và từng giáo viên.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng, các tổ chuyên môn thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt các hoạt động giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của DH theo định hướng phát triển NLHS.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của DH theo định hướng phát triển NLHS được thực hiện dưới nhiều hình thức:

+ Thông qua đường công văn, thư điện tử, website của nhà trường, của tổ chuyên môn.

+ Thông qua hội thảo khoa học, hội nghị tổng kết dạy học, giao ban của nhà trường.

+ Thông qua sinh hoạt của tổ chuyên môn, sinh hoạt đồn thể,...

- Tổ chức cho CBQL, GV tham quan học tập các cơ sở giáo dục trong nước, ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm về DH theo định hướng phát triển NLHS.

- Kiểm tra, đánh giá và giám sát công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của DH theo định hướng phát triển NLHS.

- Hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó, phổ biến cho giáo viên trong nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng về vị trí, vai trị của dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Hiệu quả của dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy. Người dạy cần phải thay đổi nhận thức của chính bản thân mình, phải có tư duy mở và phải tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến. Người dạy là nhân tố chủ đạo, quyết định đến chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực biến người dạy từ chỗ là người truyền đạt kiến thức một chiều theo lối truyền thống, áp đặt, còn người học là người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, một chiều thành người hướng dẫn, định hướng, tổ chức việc học cho người học một cách chủ động, tích cực, hỡ trợ họ, giải đáp các thắc mắc, các yêu cầu mà người học đặt ra khi cần thiết. Từ sự thay đổi nhận thức, người thầy mới chủ động nghiên cứu và kiên quyết đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xem đây là điều kiện tiên quyết quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong tập thể đối với việc quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

- Phát động thường xuyên phong trào thi đua giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực, xem đây là tiêu chí trong đánh giá, xếp loại thi đua giáo viên.

Các bước cụ thể:

- Bước 1: Tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ quản lý và giáo viên về chủ trương, ý nghĩa, sự cần thiết của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Bước 2: Đưa dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào kế hoạch năm học của nhà trường, của từng tổ chuyên môn và từng giáo viên;

- Bước 3: Thống nhất quan điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Bước 4: Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, thảo luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Bước 5: Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ chức trong nhà trường ý thức sẵn sàng phối hợp thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có sự thống nhất và đồng bộ các nội dung giáo dục, tuyên truyền. - Phải có sự phối hợp thống nhất trong cơng tác giáo dục, tuyên truyền của các đơn vị trong toàn trường.

- Bảo đảm đầy đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thơng tin.

- Nhà trường cấp kinh phí cho hoạt động giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)