Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát

Kiểm tra, đánh giá dạy học là khâu cuối cùng, quan trọng của chức năng quản lý. Thông qua kiểm tra, Hiệu trưởng nắm được việc thực hiện dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực của học sinh được thực hiện ở mức độ nào, hiệu quả ra sao, trên cơ sở đó có những đề xuất, điều chỉnh trong quản lý dạy học môn học.

Yêu cầu trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng là phải kiểm tra chính xác, đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh của giáo viên; đánh giá đúng trình độ tay nghề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên để sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Thông qua việc kiểm tra, giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên. Đồng thời bồi dưỡng cho giáo viên có khả năng tự kiểm tra, đánh giá việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của bản thân.

Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Có thể kể đến 5 hình thức cơ bản, bao gồm:

- Kiểm tra, đánh giá qua việc soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy. - Kiểm tra, đánh giá qua kết quả hoạt động dạy học.

- Kiểm tra, đánh giá qua việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm dạy học.

- Kiểm tra, đánh giá qua việc sáng tạo, sử dụng các phương pháp kỹ thuật, đồ dùng dạy học.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Với mỡi hình thức kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng có thể thực hiện thường xuyên trong các tuần, các tháng, cũng có thể thực hiện vào cuối các kì học hay năm học tùy thuộc vào đặc thù của từng hình thức.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Luật Giáo dục quy định: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận. Như thế, hạt nhân chủ thể quản lý nhà trường THPT là Hiệu trưởng. Hệ thống giá trị của chủ thể quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Hệ thống giá trị đó bao gồm nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, nhận thức của Hiệu trưởng nhà trường về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hiệu trưởng có nhận thức đúng đắn thì sẽ có những quan tâm chỉ đạo đúng mức và biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Thứ hai, trên cơ sở nhận thức đúng đắn, năng lực quản lý của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong nhà trường ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Người quản lý có năng lực, được đào tạo cơ bản thì dễ dàng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai các hoạt động dạy và học. Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Hiệu trưởng trường THPT phải có năng lực chun mơn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Thứ ba, phẩm chất của Hiệu trưởng tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra trở ngại cho quá trình quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Phẩm chất đó được đặc trưng bởi tinh thần trách nhiệm và uy tín cá nhân. Tinh thần trách nhiệm và uy tín cao của cán bộ quản lý nhà trường đối với đội ngũ giáo viên và học sinh sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

1.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý của hoạt động quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT bao gồm đội ngũ giáo viên và học sinh.

Giáo viên là người trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vì thế, chất lượng của đội ngũ giáo viên môn học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến cơng tác quản lý hoạt động này của nhà trường. Theo đó, các khía cạnh ảnh hưởng bao gồm:

- Tinh thần, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên đối với việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung dạy học, thiết kế bài dạy, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Nhận thức của đội ngũ giáo viên về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với Giáo dục - đào tạo; tầm quan trọng của các nội dung, biện pháp quản lý của cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm và sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên khi tham gia dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tính năng động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong đổi mới dạy học ở nhà trường THPT.

Với học sinh

Ý thức, thái độ và sự chủ động, tích cực của học sinh ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Với ý thức, thái độ, động cơ học tập, học sinh phải có nhận thức đúng đắn về vai trị và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.

Với sự chủ động, tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập, học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phải đọc trước sách giáo khoa, trả lời tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa liên quan đến phần sẽ học. Trên lớp học cần chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, học tập dựa trên kiến thức giáo viên cung cấp. Và quan trọng hơn là học sinh phải có ý thức tự giác trong học tập để chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả.

1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Có nhiều yếu tố thuộc về mơi trường quản lý ảnh hưởng đến quá trình quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT, trong đó có hai yếu tố cơ bản, ảnh hưởng sâu sắc:

Một là, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường THPT. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vừa là nội dung quản lý, vừa là biện pháp quản lý hoạt động dạy học nói chung bởi đó là điều kiện đảm bảo tốt hơn cho đổi mới phương pháp dạy học. Đối với, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học lại càng có ý nghĩa quan trọng. Vì trong quá trình dạy học, học sinh không chỉ làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, mà với các nội dung mang tính trừu tượng cao, học sinh cịn rất cần được trực quan, thực nghiệm, thí nghiệm. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, tự lực và chủ động trong hoạt động nhận thức của học sinh, cũng có nghĩa là phát triển được năng lực của học sinh.

Hai là, điều kiện về kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương. Chất lượng dạy học của mỗi nhà trường chịu ảnh hưởng khơng nhỏ bởi điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. Các điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tác động tới chất lượng dạy học chung của nhà trường. Địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, nhân dân đầu tư cho học tập, chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thì việc dạy học, đổi mới dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được tạo thuận lợi. Những địa phương mà điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân ít quan tâm đến việc học tập của con em thì việc dạy học gặp những trở ngại. Tìm giải pháp khắc phục những khó khăn, phát huy tối đa những cơ hội từ môi trường địa phương để phục vụ phát triển giáo dục là một trong những khía cạnh thể hiện năng lực quản lý của đội ngũ quản lý giáo dục trong nhà trường THPT.

Kết luận chương 1

Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống

Quản lý dạy học định hướng phát triển năng lực cũng quản lý theo các chức năng vốn có, nhưng chú ý đến rèn luyện kỹ năng, thực hành, vận dụng tri thức lý thuyết vào thực tiễn, tức là chú ý đến kết quả đầu ra - năng lực.

Nội dung của hoạt động quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT bao gồm quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học; quản lý nội dung dạy học; quản lý phương pháp, hình thức dạy học; quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT bao gồm ba nhóm: các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý (Hiệu trưởng), các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý (giáo viên, học sinh) và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý (điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương).

Những vấn đề chủ yếu về dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh trong các trường THPT nêu trên là các căn cứ mang tính cơ sở lý luận để triển khai các hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình được trình bày tại chương 2 dưới đây.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)