8. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1.4.5. Quản lý hoạt động học của học sinh trung học phổ thông theo định hướng
học sinh.
1.4.5. Quản lý hoạt động học của học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực phát triển năng lực
Hiệu trưởng thông qua hoạt động quản lý của đội ngũ tổ trưởng chun mơn và tổ trưởng văn phịng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý đối với các hoạt động học tập và liên quan đến học tập của học sinh bằng triển khai các hoạt động quản lý chủ yếu dưới đây.
1.4.5.1. Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh thiết lập kế hoạch học tập của bản thân theo hướng dẫn của giáo viên môn học và theo kế hoạch dạy học của nhà trường đối với từng học kỳ và cả năm học.
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác và chủ động phối hợp cá nhân với sự hỡ trợ của nhóm bạn học và sự chủ đạo của giáo viên trên lớp để tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển các năng lực.
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo thực hành trên lớp để vận dụng kiến thức vào hoàn thành nhiệm vụ học tập trên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng và hình thành các năng lực.
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác và chủ động tham gia hội nghị học tốt để học tập kinh nghiệm và phương pháp học tập của bạn học nhằm tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân.
- Kiểm tra và đánh giá về quản lý hoạt động học tập ở trường của học sinh để có các quyết định quản lý phát huy các mặt tốt, uốn nắm các lệch lạc nhỏ và xử lý các sai phạm.
1.4.5.2. Quản lý hoạt động tự học của học sinh
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác tự học ở nhằm hồn thành các nhiệm vụ giáo viên mơn học giao cho để khắc sâu kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong bài giảng trên lớp.
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác hồn thành các nhiệm vụ giáo viên mơn học giao cho về thực hành giải các bài tập, ứng dựng các vấn đề về lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống tại địa phương.
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác chuẩn bị bài mới theo hướng kết hợp giữa “đọc phát hiện” với “đọc sáng tạo”; giữa ghi chép với sơ đồ hóa (sơ đồ tư duy) nhằm chuẩn bị cho lĩnh hội các kiến thức mới.
- Kiểm tra và đánh giá về quản lý hoạt động tự học học sinh ở gia đình của học sinh để có các quyết định quản lý phát huy các mặt tốt, uốn nắm các lệch lạc nhỏ và xử lý các sai phạm.
1.4.5.3. Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác và chủ động tham gia các văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống... của địa phương để bổ trợ kiến thức phổ thông và phát triển năng lực.
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác và chủ động tham gia các phong trào thanh niên, các hoạt động kỷ niệm Ngày hội truyền thống học sinh, sinh viên để bổ trợ kiến thức, thái độ và phát triển năng lực.
- Tổ chức và chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác và chủ động tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp (các hoạt động trải nghiệm sáng tạo) để bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển các năng lực.
- Kiểm tra và đánh giá về quản lý hoạt động học sinh tham gia các hoạt động xã hội để có các quyết định quản lý phát huy các mặt tốt, uốn nắm các lệch lạc nhỏ và xử lý các sai phạm.