8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình như sau:
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV sự cần thiết của các biện pháp đề xuất Các biện pháp Mức độ cần thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về DH theo định hướng phát triển NLHS
40 80.0 10 20.0 0 0 2.8 3
2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng dạy học theo định hướng phát triển NLHS cho GV các trường THPT
45 90.0 5 10.0 0 0 2.9 1
3. Chỉ đạo đổi mới PP, HTTCDH
theo định hướng phát triển NLHS 42 84.0 8 16.0 0 0 2.84 2 4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và
điều chỉnh việc thực hiện DH theo định hướng phát triển NLHS
38 76.0 12 24.0 0 0 2.76 4
5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
30 60.0 20 40.0 0 0 2.6 5
Trung bình 2.78
Kết quả khảo sát cho thấy 05 biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ rất cần thiết. Trong đó số ý kiến đánh giá “Rất cần” và “Cần” chiếm tỉ lệ cao (100%). Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là cần thiết trong QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Biện pháp có tỉ lệ đánh giá cao nhất rất cần thiết là biện pháp 2 “Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng dạy học theo định hướng phát triển NLHS cho GV các trường THPT” bới kết quả điểm trung bình là 2.9, trong đó có 45/50 ý kiến chiếm 90% cán bộ quản lý giáo viên cho là rất cần thiết. Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức
cho cán bộ quản lí, giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh” (80.0%) cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2.8 đứng vị trí thứ 3. Biện
pháp 5: “Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” có kết quả thấp nhất về đánh giá mức độ cần thiết, với điểm trung bình 2.6 xếp thứ 5.
Nếu sử dụng cách tính điểm trung bình theo thang điểm 3 để đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất, thì điểm trung bình về mức độ cần thiết của 05 biện pháp được đề xuất là 2.78.
Qua phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lí giáo dục với câu hỏi: biện pháp nào không thật sự cần thiết? Biện pháp nào cần thiết nhất, biện pháp nào rất cần thiết? Ông L.V.T, cán bộ quản lý Trường THPT Nguyễn Du khẳng định: Tất cả các biện pháp đề xuất là hết sức cần thiết và khá toàn diện, nếu thực hiện được sẽ tạo sự thay đổi căn bản DH theo định hướng phát triển NLHS. Bà M.T.V, Trường THPT Chu Văn An cho rằng: Các biện pháp đề xuất là hợp lí, căn bản, đồng bộ; giải quyết, đề cập cùng lúc các vấn đề về nhận thức, đổi mới mục tiêu, nội dung, PPDH và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho sự đổi mới hiệu quả. Với câu hỏi: Theo Ơng/bà, có nhất thiết phải thực hiện đồng bộ, cùng lúc 05 biện pháp hay khơng? Ơng T.V.C nhận định: Khơng nhất thiết, có thể thực hiện từng biện pháp hoặc từng nhóm biện pháp; tuy nhiên nên thực hiện đồng bộ, cùng lúc thì hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.
Như vậy, các đối tượng được khảo sát đều có đánh giá thống nhất cao, các biện pháp đề xuất là cần thiết và rất cần thiết.
3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không Khả thi Điểm trung bình Thứ bậc SL % SL % SL %
1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về DH theo định hướng phát triển NLHS
45 90.0 5 10.0 0 0 2.9 1
2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV THPT theo yêu cầu DH phát triển NLHS
45 90.0 5 10.0 0 0 2.9 1
3. Chỉ đạo đổi mới PP, HTTCDH theo
định hướng phát triển NLHS 42 84.0 8 16.0 0 0 2.84 3 4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và
điều chỉnh việc thực hiện DH theo định hướng phát triển NLHS
32 64.0 18 36.0 0 0 2.64 4
5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
20 40.0 20 40.0 10 20 2.2 5
Trung bình 2.69
So với đánh giá về mức độ cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất là thấp hơn với điểm trung bình là 2.69.
Tất cả các biện pháp đều có tỉ lệ số ý kiến đánh giá ở mức “Khả thi”, “Rất khả thi” cao So với đánh giá về tính cần thiết thì có sự khác biệt, với biện pháp số 1, đánh giá mức độ cần thiết xếp thứ 3, nhưng tính khả thi lại xếp thứ nhất điểm trung bình 2.9. Biện pháp thứ 5 “Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” vẫn là biện pháp được CBQL, GV đánh giá mức độ khả thi thấp nhất.
Qua trao đổi, phỏng vấn ông N.V.B CBQL trường THPT Bắc Kiến Xương về biện pháp 5. Ông cho biết đối với các trường THPT việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học đều phụ thuộc vào kinh phí của nhà nước, địa phương. Vì vậy tính khả thi của biện pháp này khơng cao.
Như vậy có thể thấy, cả 5 biện pháp đề xuất đều được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ rất khả thi, vào khả thi cao. nhưng giải pháp 5 khó thực hiện hơn, vì đến cơ chế, chính sách theo quy định. Biện pháp nào khả thi nhất? Ông N.V.B cho rằng, các giải pháp 2, 3 và 4 dễ thực hiện nhất vì nếu trường THPT chủ động là có thể thực hiện được ngay và có hiệu quả ngay.
Nhìn chung các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình được đề xuất có sự cần thiết và tính khả thi cao; nhưng điểm trung bình cho tính khả thi thấp hơn, nghĩa là để triển khai thực hiện các biện pháp này trên thực tế sẽ gặp những khó khăn, cản trở nhất định.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lí dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đó là:
1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các đối tượng liên quan về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông
3. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và điều chỉnh việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỡ trợ cho nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lí.
Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên, tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm trên 20 CBQL và 30 GV các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Kết quả cho phép khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết, khả thi, có thể triển khai trong thực tiễn QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ