Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 86 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình theo định hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống địi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đáp ứng hai khía cạnh:

- Vừa phù hợp với lơ gíc quản lý, tác động đồng thời đến tất cả các yếu tố của quá trình dạy học ở các trường THPT huyện Kiến Xương theo định hướng phát triển năng lực;

- Vừa có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỡ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Kiến Xương theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh; đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Ngun tắc đảm bảo tính khả thi địi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Kiên Xương theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong mỡi nhà trường.

3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa

Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa địi hỏi việc đề xuất các biện pháp phải dựa trên những vấn đề lý luận khoa học có tính cốt lõi và những thành tích đã đạt được về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các trường THPT huyện Kiến Xương; khơng đề xuất các biện pháp mới có tính mâu thuẫn với kiến thức lý luận về khoa học quản lý, khoa học quản lý nhà trường hoặc phủ nhận hoàn toàn những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mà các trường THPT huyện Kiến Xương đã thực hiện.

Các biện pháp được đề xuất sẽ hướng đến việc phát huy những ưu điểm của những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mà cán bộ quản lý các trường đã và đang thực hiện có hiệu quả; chỉ thay đổi những gì tồn tại, bất cập và không phù hợp với quan điểm đổi mới quản lý giáo dục hoặc tình hình ở các trường hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)