Hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Dạy học theo định hướng pháp triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông

1.3.5. Hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

trường THPT

Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu DH. Cũng giống như PPDH, hình thức tổ chức DH chịu sự chi phối của các quan điểm về DH. Trong DH truyền thống, các hoạt động hoạt động học tập của HS chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học, hoạt động bó hẹp trong khn viên nhà trường. Dạy học hướng đến phát triển năng lực cho học sinh thì các hoạt động học tập của HS cần được tổ chức với các hình thức phong phú, đa dạng khơng bó hẹp trong phạm vi khn viên nhà trường mà bao gồm cả ngồi khn viên nhà trường thơng qua một số hình thức chủ yếu sau: Hình thức Lớp - Bài (lên lớp); Thông qua các dự án nghiên cứu

khoa học kĩ thuật; Thảo luận/seminar; Tham quan; Dạy học thông qua trải nghiệm; Tự học; Giúp đỡ riêng; Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, HS được

tổ chức và làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỡi HS đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

1.3.6. Đánh giá kết quả DH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Trong dạy học, kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng. Thơng qua q trình kiểm tra, đánh giá, GV sẽ thu được những thông tin về người học và quá trình đào tạo từ đó có sự điều chỉnh hợp lý.

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả DH đánh giá tập trung vào quá trình học tập của người học, đánh giá chuyển từ tập trung về kiến thức sang đánh giá năng lực bao gồm: đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Đồng thời, đánh giá theo tiếp cận năng lực địi hỏi sự đánh giá có tính chất đa chiều đó là người học tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng giữa người học với người học và đánh giá của giáo viên.

Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực có những đặc trưng sau [5]: - Đòi hỏi người học thể hiện năng lực (trên cơ sở tổng hợp tri thức, kỹ năng cũng như phẩm chất cần thiết khác của thái độ, tư duy và tình cảm) để kiến tạo những sản phẩm thơng qua giải quyết các tình huống, nhiệm vụ học tập có ý nghĩa, liên quan chặt chẽ đến các ứng dụng vào thực tế;

- Yêu cầu HS thực hiện các hoạt động kiến tạo sản phẩm, tức là xem xét, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua việc thực hiện các công việc trong suốt quá trình và cả sản phẩm cần đạt khi kết thúc quá trình ấy;

- Tập trung vào đo lường khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của HS, cho phép người học thể hiện tư duy, tính chủ động, sáng tạo và năng lực cá nhân trong quá trình học tập;

- Cho phép cung cấp các minh chứng trực tiếp và thực chất về kết quả đạt được của HS trong học tập, dựa vào đặc tính và khả năng của cá nhân con người hơn là dựa vào tính tốn máy móc các điểm số;

- Gợi ý các chức năng đánh giá mới hơn đối với người dạy.

Khi đánh giá DH theo định hướng phát triển năng lực cần quan tâm đến những yêu cầu sau:

- GV phải thiết kế nội dung đánh giá năng lực.

- Những tiêu chí và nội dug đánh giá được GV đưa ra phải rõ ràng và tập trung vào năng lực cần đánh giá ở người học.

- GV nêu rõ các tiêu chí đánh giá năng lực mà các em cần phải đạt và giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết tình huống.

- Sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương trình nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập.

- Chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,…

- GV tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

-Như vậy, đánh giá DH theo định hướng phát triển năng lực là quá trình dựa trên kết quả đầu ra của mỗi giai đoạn học tập dựa trên cơ sở người học thực hiện thành công các nhiệm vụ, các bài tập, các tình huống, các sản phẩm mà HS tạo ra giúp cho GV có những thơng tin phản hồi về kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động giảng dạy và giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập có hiệu quả.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông trường trung học phổ thông

1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Ở nhà trường THPT, Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở kế hoạch dạy học chung của nhà trường.

Theo đó, quy trình xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trải qua các bước cơ bản:

- Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm

- Phân tích tình hình và xác định mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho năm học.

- Thành lập Ban chỉ đạo HDDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, giao Trưởng ban viết dự thảo kế hoạch.

- Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch.

- Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch.

Để tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của cả năm học, cần cụ thể hóa thành chương trình hoạt động học kỳ, hàng tháng và theo chủ điểm.

Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kế hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp; phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.

Để làm được như vậy, Hiệu trưởng sẽ cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh...), làm cho tổ trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong năm. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của tổ chuyên môn phải được hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.

Ở cấp độ tiếp theo, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kế hoạch của giáo viên do tổ trưởng chuyên môn duyệt và là căn cứ pháp lý để tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên trong năm học.

1.4.2. Quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

Hiệu trưởng trường THPT thực hiện quản lý nội dung dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Quy trình quản lý nội dung bao gồm nhiều bước:

- Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn) tiếp thu sự chỉ đạo về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Sở giáo dục vào đầu năm học.

- Họp Hội đồng nhà trường triển khai những nội dung chỉ đạo về việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong năm học.

- Giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chun mơn: Nghiên cứu chương trình mơn học của tồn cấp học, dự kiến tiến trình

thực hiện chương trình (chú ý các thời điểm quan trọng: khai giảng, kết thúc học kỳ 1, kết thúc học kỳ 2, chuẩn bị thi tốt nghiệp), những vấn đề trọng tâm trong việc thực hiện chương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Trong các cuộc họp Tổ chuyên môn hàng tháng, tổ trưởng chuyên mơn hướng dẫn giáo viên những vấn đề khó trong nội dung chương trình, giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ giáo viên bổ sung đồ dùng dạy học, sách vở tài liệu cần thiết cho việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; hướng dẫn giáo viên xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.

1.4.3. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông học sinh ở trường trung học phổ thông

Hiệu trưởng trường THPT quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nội dung quản lý bao gồm:

- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn PPDH phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp. Trong quá trình dạy học phải chú trọng đến mặt bằng chung của lớp để đảm bảo kiến thức đại trà nhưng cũng chú ý giúp đỡ những học sinh yếu tiến bộ và học sinh giỏi phát huy năng lực vượt trội hơn.

- Chỉ đạo tăng cường sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Chỉ đạo giáo viên trong dạy học phải hướng cho học sinh hoạt động tích cực, chống lại thói quen thụ động; yêu cầu học sinh tự giác, rèn luyện khả năng tự học.

- Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học trong lớp, ngồi lớp, trên phịng thí nghiệm, ngồi thực địa... để gắn lý thuyết với thực tiễn sinh động. Ngồi cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức, thường xuyên tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển khơng phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đồng bộ, đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.4.4. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Hoạt động giảng dạy của giáo viên theo tiếp cận năng lực học sinh trong trường THPT bao gồm các hoạt động cụ thể dưới đây.

1.4.4.1. Hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học

- Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học, trong đó xác định rõ mục tiêu dạy học mà học sinh phải đạt đến là các năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cụ thể nào.

- Chỉ đạo GV Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, định hướng cho học sinh tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng để từ đó phát triển năng lực.

- Chỉ đạo GV Xây dựng kế hoạch dạy học, trong đó thể hiện sự lựa chọn nội dung không cứng (theo quy định,) mà được lựa chọn từ nhiều tài liệu khác nhau và từ các vấn đề trong thực tiễn địa phương.

- Chỉ đạo GV Xây dựng kế hoạch dạy học thể hiện sự lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh và phù hợp với đặc điểm học sinh.

- Chỉ đạo GV Xây dựng kế hoạch dạy học thể hiện sự lựa chọn các phương tiện và điều kiện dạy học phù hợp với đặc điểm của điều kiện phát triển KT-XH ở các vùng miền.

- Chỉ đạo GV Xây dựng kế hoạch dạy học, trong đó thể hiện sự lựa chọn phương thức đánh giá kết quả học tập nhằm vào các tiêu chí phát triển năng lực học sinh trong mục tiêu dạy học.

1.4.4.2. Hoạt động tổ chức dạy học trên lớp

- Chỉ đạo GV triển khai dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của học sinh bằng các tình huống có vấn đề, gợi mở hướng giải quyết để giúp học sinh tự giải quyết vấn đề.

- Chỉ đạo GV triển khai triển khai dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo của học sinh bằng thảo luận nhóm, khơi gợi hứng thú, tận dụng ý kiến tập thể học sinh để đạt được mục tiêu tiết học, bài học.

- Chỉ đạo GV triển khai triển khai dạy học theo hướng dạy cho học sinh biết cách tự học, cách phối hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm trên lớp để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ.

- Chỉ đạo GV triển khai triển khai dạy học trong đó có sự phối hợp sử dụng các đồ dùng dạy học, học liệu, thiết bị dạy học, tiện ích của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng để hỗ trợ các phương pháp dạy học.

- Chỉ đạo GV triển khai triển khai dạy học trên cơ sở tận dụng thế mạnh của môi trường dạy học (sự thân thiện của giáo viên và bạn học, sự tham gia của các lực lượng giáo dục, những thuận lợi của địa hình và sinh thái...).

- Chỉ đạo GV giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh trên cơ sở các yêu cầu về khắc sâu kiến thức lý thuyết, tự lực thực hành để rèn luyện kỹ năng, phát triển các năng lực đã định trong mục tiêu dạy học.

1.4.4.3. Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Chỉ đạo GV xác định các tiêu chí đánh giá mức độ năng lực của học sinh ở khả năng vận dụng những kiến thức vào giải quyết các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.

- Chỉ đạo GV Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ năng lực của học sinh về tồn bộ q trình nhận thức, trân trọng với những tiến bộ về thái độ của học học sinh.

- Chỉ đạo GV Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ năng lực của học sinh theo hướng khuyến khích sáng tạo trong quá trình học tập, động viên kịp thời những nỡ lực của học sinh.

- Chỉ đạo GV Xây dựng ma trận đề kiểm tra theo thang đo nhận thức, tư duy sáng tạo của học sinh để đảm bảo phân loại chính xác mức độ đạt các năng lực của học sinh. - Yêu cầu GV thơng báo kết quả đánh giá đảm bảo tính thân thiện, giúp học sinh tiến bộ, tránh áp đặt, máy móc theo ý kiến chủ quan của giáo viên mà khuyến khích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)