8. Cấu trúc luận văn
1.3. Dạy học theo định hướng pháp triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông
Dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất chỉ là cần và coi trọng thực hiện mục tiêu dạy học hiện tại ở các mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn [5].
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung: Thực tiễn, tích hợp Kiểm tra đánh giá: Kết quả phối hợp quá trình Phương tiện: Thí nghiệm Phương pháp: Tích cực, phân hóa Mục tiêu: Phát triển năng lực
Với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói một cách khác việc dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ cá nhân.
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Nội
dung Dạy học truyền thống Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Mục tiêu
- Học sinh thực hiện được các nội dung học và đạt được thành tích quy định theo mục tiêu đã đề ra
- Học sinh cần nắm bắt được các kỹ thuật và thực hiện được các kỹ thuật.
- Qua đó, có thể tự hình thành các năng lực theo từng chủ đề. Thể hiện sự tiến bộ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
Nội dung
- Học sinh học các nội dung quy định sẵn và phát triển theo các kiến thức đã được truyền thụ một cách thụ động, bài bản không gắn với các tình huống thực tế để xử lý.
- Học sinh được truyền đạt những nội dung định hướng nhằm đạt được các đầu ra quy định. Trong quá trình học được sử dụng kiến thức để xử lý và giải quyết các tình huống thực tế nảy sinh.
PP dạy học và kỹ
thuật dạy học
- Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh và giáo viên đóng vai trò trung tâm
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức đã được quy định sẵn.
- Kỹ thuật: Giáo viên làm mẫu phân tích, hướng dẫn học sinh luyện tập theo các phương pháp truyền thống
- Giáo viên đóng vai trò hỗ trợ và tổ chức các hoạt động cho học sinh
- Học sinh tự giác chủ động và tích cực tiếp thu tri thức - Kỹ thuật: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và khả năng tự xử lý tình huống cho học sinh.
- Phát huy tính tự tìm tòi nghiên cứu trong học sinh. Qua đó hình thành các kỹ năng và năng lực cho học sinh
Phương tiện cơ sở
vật chất
- Sử dụng các phương tiện sẵn có trong nhà trường để dạy học.
- Ngoài sử dụng các phương tiện sẵn có còn sử dụng nhiều cơ sở vật chất khác để hỗ trợ như các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin,…
Kiểm tra - Đánh giá
- Đánh giá dựa trên tiêu chí có sẵn và chỉ yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã được học
- Đánh giá cả quá trình học tập của học sinh. Đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, coi trọng đến khả năng hình thành năng lực và vận dụng để giải quyết tình huống.
Bảng 1.1. cho thấy so với dạy học truyền thống, dạy học theo định hướng phát triển năng lực có nhiều khác biệt. Vì vậy, quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng phải thay đổi để phù hợp và tạo ra hiệu quả cho quá trình quản lý.