8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
3.2.2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao năng lực dạy học theo định hướng phát triển NLHS cho đội ngũ GV THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học, đáp ứng yêu cầu của DH theo chương trình giáo dục phổ thơng mới.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung biện pháp:
(1) Xác định đối tượng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV THPT theo yêu cầu của DH theo định hướng phát triển NLHS bám sát nhu cầu của giáo viên;
(2) Xác định mục tiêu bồi dưỡng sát với từng nhóm đối tượng GV THPT; (3) Xác định nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm GV THPT;
(4) Xác định các năng lực cần bồi dưỡng cho CB giáo viên: Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, năng lực tổ chức các hình thức dạy học mới;…
(5) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV THPT theo yêu cầu của DH theo định hướng phát triển NLHS;
(6) Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV THPT theo yêu cầu của DH theo định hướng phát triển NLHS.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Xác định đối tượng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên THPT theo yêu cầu của DH theo định hướng phát triển NLHS bám sát nhu cầu của giáo viên.
Các công việc cần làm là:
+ Lãnh đạo nhà trường, cấp bộ mơn phải nhận diện được một cách đầy đủ chính xác về trình độ của mỡi GV trong trường để đưa vào kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường.
+ Tổ chức thu thập, lựa chọn, xây dựng hệ thống tiêu chí các năng lực cần bồi dưỡng: năng lực về chuyên môn; năng lực về nghiệp vụ sư phạm để xác định các nội dung cần bồi dướng bồi dưỡng.
+ Tổ chức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV trong từng tổ chuyên môn. + Phản hồi kết quả đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV cho các đối tượng có liên quan.
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng sát với từng nhóm đối tượng GV THPT. Các
công việc cần làm là:
+ Thành lập nhóm cơng tác bao gồm Ban Giám hiệu, tổ trưởng chun mơn xem xét, rà sốt các nhóm GV và nhu cầu bồi dưỡng của nhóm đó, ra quyết định xem nhu cầu nào cần được đáp ứng trước.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng GV. + Chuẩn bị nguồn lực phục vụ bồi dưỡng.
- Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm GV THPT. Các cơng việc cần làm là:
+ Xây dựng các nội dung bồi dưỡng linh hoạt, đa dạng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nhóm GV.
+ Tổ chức xây dựng tài liệu bồi dưỡng.
+ Tổ chức tập hợp đội ngũ báo cáo viên để thống nhất về quan điểm tiếp cận chung đối với các nội dung bồi dưỡng, cách thể hiện tài liệu bồi dưỡng, cách thức thực hiện bồi dưỡng,...
- Tổ chức bồi dưỡng: Có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Tăng cường tổ chức tại chỡ: duy trì thường xun/định kì các buổi sinh hoạt chuyên đề.
+ Mở rộng, đa dạng hoá nội dung sinh hoạt chuyên môn không chỉ trong đơn vị nhà trường mà nên có sự phối hợp, liên kết với các trường bạn, tạo điều kiện hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau trong công việc và phát triển nghề nghiệp thông qua những chuyên đề mang tính liên ngành, liên mơn;
+ Thúc đẩy và duy trì việc tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp ở GV thông qua việc thường xuyên chiêm nghiệm về kết quả hoạt động của bản thân.
+ Xây dựng hệ thống lưu trữ ở tổ chun mơn để giúp mỡi GV có thể học hỏi từ kinh nghiệm của chính mình.
+ Tổ chức chức bồi dưỡng tập trung tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của từng trường như: Cử GV đi dự các lớp tập huấn ngắn hạn ở trong nước và nước ngồi về dạy học tích cực. Tuy nhiên, cần có sự giám sát kết quả học tập ở các khố học đó thơng qua các cách thức khác nhau: Yêu cầu báo cáo bằng văn bản hoặc trực tiếp về những kết quả thu được với lãnh đạo nhà trường/tổ bộ môn; chia sẻ với đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn; lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện để giáo viên đó được áp dụng những gì đã học vào thực tiễn dạy học của đơn vị.
- Đánh giá kết quả bồi dưỡng: Các công việc cần làm là:
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bơi dưỡng. Đánh giá kết quả bồi dưỡng có thể tập trung vào hai khía cạnh sau: (1) Nhận thức của GV về vấn đề được bồi dưỡng liên quan đến DH theo định hướng phát triển NLHS; (2) Khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng được bồi dưỡng vào QTDH mơn mình đảm nhiệm.
+ Tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng: Đánh giá kết quả bồi dưỡng có thể được thực hiện thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch. Kết quả đánh giá cần được lưu giữ vào hồ sơ GV, làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển GV.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần có sự quan tâm sát sao của Ban Giám hiệu/tổ chuyên môn.
- Đội ngũ chuyên gia là người có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực bồi dưỡng.
- GV phải tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động bồi dưỡng. - Có chế độ chính sách, chế độ hỡ trợ và tạo điều kiện cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng.
- Có kinh phí, nguồn lực phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.