Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học

Ở nhà trường THPT, Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở kế hoạch dạy học chung của nhà trường.

Theo đó, quy trình xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trải qua các bước cơ bản:

- Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm

- Phân tích tình hình và xác định mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho năm học.

- Thành lập Ban chỉ đạo HDDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, giao Trưởng ban viết dự thảo kế hoạch.

- Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch.

- Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch.

Để tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của cả năm học, cần cụ thể hóa thành chương trình hoạt động học kỳ, hàng tháng và theo chủ điểm.

Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kế hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp; phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.

Để làm được như vậy, Hiệu trưởng sẽ cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh...), làm cho tổ trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong năm. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của tổ chuyên môn phải được hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.

Ở cấp độ tiếp theo, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kế hoạch của giáo viên do tổ trưởng chuyên môn duyệt và là căn cứ pháp lý để tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên trong năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện kiến xương tỉnh thái bình​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)