8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.3. Năng lực, năng lực của học sinh, phát triển năng lực học sinh
* Năng lực
Theo một số từ điển,“Năng lực là khả năng đảm nhận công việc và thực hiện
tốt cơng việc đó nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chun mơn”; “Năng lực được hiểu là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên, sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc “Năng lực phẩm chất sinh lý và tâm lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” hoặc “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [dẫn theo 14].
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO): “Năng lực là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ để thực hiện các
nhiệm vụ theo tiêu chuẩn dưới các điều kiện hiện hành” [dẫn theo 11].
Theo F.E. Weinert “Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá
nhân hay có thể học được... để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó sẵn tính hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành cơng và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi” [dẫn theo 27].
Theo tác giả Đinh Quang Báo:“Năng lực là một thuộc tính tích hợp nhân cách,
tổ hợp các đặc tính tâm lí của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp”[3; tr. 1].
Trong Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì năng lực được quan niệm là “sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [5].
Từ nội dung của các định nghĩa trên, trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi quan niệm: năng lực là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và các thuộc tính tâm lý
cá nhân và tích hợp chúng một cách hợp lý để thực hiện thành công một hoạt động cụ thể, trong bối cảnh nhất định
* Năng lực của học sinh
Theo Luật giáo dục 2019, Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm: học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông…”. Như vậy, học sinh trước hết là những người đang học tại các cơ sở giáo dục
Dựa vào khái niệm năng lực và các nhiệm vụ của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông, chúng tôi quan niệm: năng lực học sinh là tổ hợp những kiến thức, kỹ năng,
thái độ, các thuộc tính tâm lý của học sinh và tích hợp cách một cách hợp lý để thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập, đồng thời giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Như vậy, một HS được xem là có năng lực về một lĩnh vực nào đó thì HS đó phải có các điều kiện sau: (1) Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đó. (2) Có phương thức hoạt động phù hợp với mục tiêu đã xác định; (3) Hành động có hiệu quả, có khả năng ứng phó linh hoạt trong điều kiện mới, khơng quan thuộc.
*Phát triển năng lực học sinh THPT
Trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 [4], năng lực học sinh được phân thành năng lực chung và năng lực đặc thù mơn học; trong đó:
Việc phát triển năng lực học sinh THPT tập trung chủ yếu vào các năng lực chung. Theo đó, những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục ở trường THPT góp phần hình thành, phát triển, bao gồm 3 nhóm chính:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự kiểm sốt tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Tự định hướng; Tự học, tự hoàn thiện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp; Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn; Xác định mục đích và phương thức hợp tác; Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ chức và thuyết phục người khác; Đánh giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; Tư duy độc lập.
Bên cạnh các năng lực chung, việc phát triển năng lực học sinh THPT còn bước đầu hướng đến một số năng lực chuyên môn, như năng lực ngôn ngữ (sử dụng Tiếng Việt; sử dụng ngoại ngữ); Năng lực thẩm mỹ (Nhận ra cái đẹp; Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ; Tạo ra cái đẹp); Năng lực thể chất (Sống thích ứng và hài hịa với mơi trường; Rèn luyện sức khoẻ thể lực; Nâng cao sức khoẻ tinh thần); Năng lực tính tốn (Sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản; Sử dụng ngơn ngữ tốn; Sử dụng cơng cụ tính tốn);
tiện, cơng cụ của công nghệ kỹ thuật số; Nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội số hóa; Phát hiện và giải quyết vấn đề trong mơi trường công nghệ tri thức; Học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT; Giao tiếp, hịa nhập, hợp tác qua mơi trường ICT)” [4].
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một q trình gồm tồn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành các năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường trung học phổ thông
* Quản lý hoạt động dạy học:
Quản lý hoạt động dạy học là một trong những nội dung chính của quản lí nhà trường. Trong nhà trường hoạt động dạy học là hoạt động chính, xuyên suốt nên quản lý hoạt động dạy học là cơng việc chính của người hiệu trưởng.
Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Nhiệm vụ của quản lý hoạt động dạy học là lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức định hướng hoạt động dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển tồn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Quản lý dạy học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường.
Quản lý dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, người hiệu trưởng dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Quản lý dạy học có ba đặc điểm: Một là, quản lý dạy học mang tính chất quản lý hành chính sư phạm, có nghĩa là quản lý theo pháp luật, theo những nội qui, qui chế, quyết định có tính bắt buộc trong hoạt động dạy học. Đồng thời, việc quản lý phải tuân thủ các qui luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm, lấy hoạt động và quan hệ dạy - học của thầy và trò làm đối tượng quản lý. Hai là, quản lý hoạt động dạy học mang tính đặc trưng của khoa học quản lý. Nó phải vận dụng hiệu quả các chức năng quản lý trong
việc điều khiển quá trình dạy học. Ba là, quản lý hoạt động dạy học có tính xã hội hóa cao do chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế - xã hội và có mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội.
Từ khái niệm năng lực, năng lực của học học sinh, khái niệm quản lý và khái niệm quản lý nhà hoạt động dạy học (đã nêu trên), có thể hiểu:
Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học đến khách thể quản lý dạy học (CBQL cấp dưới, giảng viên hoặc giáo viên, nhân viên, người học và các lực lượng giáo dục khác của nhà trường) nhằm đạt được mục tiêu tạo ra các năng lực cần thiết cho học sinh.
1.3. Dạy học theo định hướng pháp triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông
Dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất chỉ là cần và coi trọng thực hiện mục tiêu dạy học hiện tại ở các mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hồn cảnh phức hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn [5].
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung: Thực tiễn, tích hợp Kiểm tra đánh giá: Kết quả phối hợp quá trình Phương tiện: Thí nghiệm Phương pháp: Tích cực, phân hóa Mục tiêu: Phát triển năng lực
Với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì cịn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói một cách khác việc dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ cá nhân.
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Nội
dung Dạy học truyền thống Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Mục tiêu
- Học sinh thực hiện được các nội dung học và đạt được thành tích quy định theo mục tiêu đã đề ra
- Học sinh cần nắm bắt được các kỹ thuật và thực hiện được các kỹ thuật.
- Qua đó, có thể tự hình thành các năng lực theo từng chủ đề. Thể hiện sự tiến bộ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
Nội dung
- Học sinh học các nội dung quy định sẵn và phát triển theo các kiến thức đã được truyền thụ một cách thụ động, bài bản không gắn với các tình huống thực tế để xử lý.
- Học sinh được truyền đạt những nội dung định hướng nhằm đạt được các đầu ra quy định. Trong quá trình học được sử dụng kiến thức để xử lý và giải quyết các tình huống thực tế nảy sinh.
PP dạy học và kỹ
thuật dạy học
- Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh và giáo viên đóng vai trị trung tâm
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức đã được quy định sẵn.
- Kỹ thuật: Giáo viên làm mẫu phân tích, hướng dẫn học sinh luyện tập theo các phương pháp truyền thống
- Giáo viên đóng vai trị hỡ trợ và tổ chức các hoạt động cho học sinh
- Học sinh tự giác chủ động và tích cực tiếp thu tri thức - Kỹ thuật: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và khả năng tự xử lý tình huống cho học sinh.
- Phát huy tính tự tìm tịi nghiên cứu trong học sinh. Qua đó hình thành các kỹ năng và năng lực cho học sinh
Phương tiện cơ sở
vật chất
- Sử dụng các phương tiện sẵn có trong nhà trường để dạy học.
- Ngoài sử dụng các phương tiện sẵn có cịn sử dụng nhiều cơ sở vật chất khác để hỗ trợ như các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin,…
Kiểm tra - Đánh giá
- Đánh giá dựa trên tiêu chí có sẵn và chỉ u cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã được học
- Đánh giá cả quá trình học tập của học sinh. Đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, coi trọng đến khả năng hình thành năng lực và vận dụng để giải quyết tình huống.
Bảng 1.1. cho thấy so với dạy học truyền thống, dạy học theo định hướng phát triển năng lực có nhiều khác biệt. Vì vậy, quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng phải thay đổi để phù hợp và tạo ra hiệu quả cho quá trình quản lý.
1.3.1. Đặc điểm của học sinh THPT
Học sinh trung học phổ thơng (cịn gọi là thanh niên học sinh) bao gồm những em có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Đó là những học sinh đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12 trường trung học phổ thơng. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kỳ phát triển của trẻ em. Sự phát triển của các em thể hiện ở các mặc sau:
1.3.1.1. Sự phát triển về thể chất
Lứa tuổi này các em đã hoàn thiện về cơ bản và có sự cân đối giữa các bộ phận trong cơ thể: chiều cao, trọng lượng, hệ xương, hệ cơ. Hoạt động của hệ tim mạch ở trạng thái bình thường, khơng cịn mất cân đối như ở tuổi thiếu niên. Dung tích của tim tăng tới mức tối đa và hoạt động co bóp mạnh dồn máu đủ đi khắp cơ thể. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế đã cân bằng nhau. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh THPT tạo tiền quan trọng cho việc thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động trải nhiệm cho các em.
1.3.1.2. Sự phát triển về tâm lý
- Sự hình thành và phát triển thế giới quan
Thế giới quan của thanh niên HS là thế giới quan khoa học, nó thể hiện tính hệ thống, tính tồn vẹn, tính nhất qn và khái quát ở mức độ cao. HS THPT thường quan tâm đến những mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa tình cảm và nghĩa vụ, giữa truyền thống và tương lai. Ở nhiều học sinh, thế giới quan đã có tính hiệu lực cao, nó biến thành niềm tin, thành khát vọng, thành những hành động cụ thể. Nhiều em có cách xử sự đúng, có lẽ sống cao thượng và đẹp đẽ. Bên cạnh đó vẫn cịn một số thanh niên HS có những quan niệm lệch lạc về cuộc sống, có lối sống khơng lành mạnh, sống thụ động, ích kỷ, đánh giá quá cao sự hưởng thụ, tư tưởng sống gấp, dễ bị dụ dỡ, lơi kéo tham gia vào các nhóm có hành vi