Đánh giá chung về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 72 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học

hợp cho giáo viên huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

2.5.1. Ưu điểm, hạn chế * Ưu điểm * Ưu điểm

- Hoạt động BDGV nói chung và bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên luôn được sự quan tâm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, các đơn vị cơ sở và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Phòng GDĐT đã luôn giữ vai trò chỉ đạo, điều hành chính, huy động được các lực lượng tại địa phương, tận dụng tối đa nguồn GV có trình độ chuyên môn và khả năng bồi dưỡng tốt để tham gia vào công tác bồi dưỡng.

- Các cấp quản lý giáo dục từ Phòng GDĐT đến các trường THCS đã chú trọng công tác quy hoạch bồi dưỡng: Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã được tiến hành. Đội ngũ GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có sự tích cực, chủ động tham gia các hoạt động BDGV được tổ chức định kì hàng năm. Đa số GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đều đạt chuẩn về năng lực DHTH.

* Hạn chế

- Các nội dung trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV còn chủ yếu chú trọng ở các nội dung mang tính lý thuyết, tác động nhận thức. Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là bồi dưỡng tập trung qua các khóa bồi dưỡng định kì hàng năm, chủ yếu là vào thời gian hè và mức độ chất lượng đạt được chưa cao. Chưa chú trọng đến việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của GV;

- Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là các phương pháp bồi dưỡng về lý thuyết như phương pháp thuyết trình, chưa phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng;

- Công tác lập kế hoạch còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa có sự thống nhất giữa các cấp, chưa nắm được những kiến thức, năng lực chung còn thiếu của GV trong DHTH; công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt đông bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV hiệu quả chưa được như mong đợi; hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV chưa được chú trọng, chỉ được thực hiện khi kết thúc hoạt động bồi dưỡng, hoặc thông qua các đợt đánh giá GV, thi GV dạy giỏi...

2.5.2. Nguyên nhân

- Nhận thức của một số GV và CBQL, về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết, mục tiêu, ý nghĩa, các yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH chưa đầy đủ. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng còn có phần mang

tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Thiếu sự phối kết hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn với hoạt động BDGV; kế hoạch bồi dưỡng GV chưa thể hiện tính chủ động, thiếu kinh nghiệm trong quản lý.

- Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhiều khi còn chậm, thời gian bồi dưỡng chưa hợp lý, nội dung bồi dưỡng không trọng tâm chưa đáp ứng kiến thức mới mà GV muốn cập nhật.

- Chất lượng của đội ngũ GV các trường THCS cấp huyện tỉnh Thái Nguyên còn chưa đồng đều. Một số GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn, bên cạnh đó thì một số GV có thâm niên công tác lâu còn chậm trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, và cập nhật thông tin cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, một số thiết bị đã cũ và lạc hậu, kinh phí đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng GV còn ở mức hạn chế, các điều kiện phục vụ cho tổ chức hoạt động bồi dưỡng chưa đồng bộ nên chưa phát huy được việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.

Cơ chế phối hợp công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV nói riêng giữa các ban, ngành, các cấp quản lí còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa tạo được sự liên thông trong sự phối hợp chỉ đạo quản lí vì vậy, cơ sở vật chất cho bồi dưỡng chưa đồng bộ, chính sách đãi ngộ chưa hợp lí đối với giáo viên THCS tham gia bồi dưỡng cũng như chủ thể bồi dưỡng.

Tiểu kết chương 2

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐT. Đa số các CBQL và GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đều có nhận thức đúng đắn, tích cực về vai trò và ý nghĩa của việc DHTH cũng như tầm quan trọng của việc quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, song còn một số ít GV chưa thực sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho bản thân. Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được đánh giá như sau:

- Về công tác lập kế hoạch thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt 3,77 điểm;

- Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt 3,65 điểm;

- Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt 3,82 điểm;

- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt 3,76 điểm;

Công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện nhưng còn yếu về mặt hình thức, phương pháp bồi dưỡng đặc biệt là công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế trong các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng.

Trên cơ sở của việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về quản lý công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy còn hạn chế cần khắc phục, đó là tiền đề để chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục tại các trường THCS.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)