Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 98 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

3.2.5. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực

dạy học tích hợp cho GV các trường THCS

3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS nhằm xác định quá trình tổ chức thực hiện đạt hay không đạt mục tiêu bồi dưỡng. Từ đó thấy được chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH của GV đạt được ở mức độ nào và có những biện pháp điều chỉnh cho hoạt động bồi dưỡng phù hợp và hiểu quả.

Kết quả đánh giá có tác động đến hành vi của người GV (chỉ ra những mặt tích cực, những khiếm khuyết và sai phạm), từ đó giúp họ có định hướng điều chỉnh mọi mặt hoạt động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong công tác bồi dưỡng. Như vậy, kiểm tra, đánh giá có tác dụng gián tiếp làm cho chất

lượng của công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV được nâng lên. Đánh giá thường xuyên giúp cho các trường THCS luôn có ý thức trong việc quản lý hoạt động BDGV, triển khai hoạt động BDGV một cách thiết thực, để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS được đánh giá trong quá trình tổ chức bồi dưỡng và sau bồi dưỡng.

1) Đánh giá kết quả trong quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV bao gồm các nội dung sau:

+ Số GV tham gia khóa bồi dưỡng: số liệu này cho thấy nội dung bồi dưỡng do các cấp tổ chức bồi dưỡng xây dụng phù hợp hay không phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng. Số GV đăng ký nhiều, tập trung đủ chứng tỏ khóa bồi dưỡng là cấp thiết đối với GV và ngược lại.

+ Số GV tham dự các buổi học tập: Khi nội dung bồi dưỡng là phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của GV thì số lượng GV tham dự các buổi học tập là thông số đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Nếu quá trình giảng dạy không tốt, thiếu sự thu hút, thiếu đầu tư, dẫn đến các học viên nhận tài liệu để tự nghiên cứu làm cho kết quả khóa bồi dưỡng năng lực DHTH không đạt hiệu quả.

+ Chất lượng của các buổi thảo luận, tọa đàm: Bồi dưỡng năng lực DHTH có thể được coi là một hình thức sinh hoạt chuyên đề. Người GV không chỉ đến để nghe, mà cơ bản là tham gia thảo luận, tọa đàm về các nội dung bồi dưỡng, phát biểu những hiểu biết, chính kiến của bản thân về các nội dung học tập. Các ý kiến, quan điểm sau thảo luận chính là kết quả cần đạt được của khóa bồi dưỡng. + Góp ý của GV về khóa bồi dưỡng: Ý kiến đóng góp của GV trong khóa bồi dưỡng về công tác tổ chức, nội dung, hình thức, chương trình bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy trong bồi dưỡng...những mặt đạt được và những vấn đề cần rút kinh nghiệm đều được xem là kết quả của khóa bồi dưỡng để đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm cho các khóa bồi dưỡng sau tốt hơn.

+ Kết quả đánh giá năng lực DHTH theo các tiêu chí đối với mỗi GV cũng là yếu tố thể hiện kết quả của khóa bồi dưỡng và thành tích của từng GV tham gia bồi dưỡng.

2) Đánh giá kết quả sau bồi dưỡng để rút kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng thông qua Phiếu đánh giá năng lực DHTH, thông qua thông tin phản hồi từ các trường THCS và thông tin từ GV được tham gia bồi dưỡng. Những thông tin cho thấy sau bồi dưỡng, GV vận dụng được những gì, vận dụng như thế nào vào thực tế giảng dạy, năng lực DHTH được nâng cao và các kiến nghị cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH tiếp theo.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

1) Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS như sau:

- Phân công cán bộ quản lý lớp bồi dưỡng và giao nhiệm vụ theo dõi quân số tham gia bồi dưỡng.

- Xây dựng biểu mẫu quản lý quân số, quản lý tiến độ bồi dưỡng. - Xây dựng phiếu góp ý về công tác bồi dưỡng.

- Tổng hợp các kết quả bồi dưỡng.

- Tổ chức các hoạt động chuyên môn liên qua đến việc đánh giá kết quả bồi dưỡng (đánh giá năng lực DHTH đối với GV theo các tiêu chí đánh giá, dự giờ, hội thảo...)

- Tổ chức hội nghị, hội thảo báo cáo tổng kết.

2) Đánh giá được năng lực DHTH của GV các trường THCS sau bồi dưỡng được tiến hành như sau:

- Xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí về đánh giá năng lực DHTH và phổ biến đến đội ngũ GV

- Việc khảo sát, đánh giá năng lực DHTH của GV cần thực hiện theo đầy đủ các bước:

Đối chiếu với năng lực DHTH, mỗi GV tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu GV tự đánh giá năng lực DHTH. Ở từng tiêu chí, GV chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt đạt được theo từng tiêu chí, GV tự xếp loại đạt được (theo 4 loại: loại yếu, loại trung bình, loại khá, loại tốt). Cuối cùng GV tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục.

+ Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV và nguồn minh chứng do GV cung cấp (Phiếu GV tự đánh giá giá năng lực DHTH), tập thể tổ chuyên môn nơi GV công tác, dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của GV được đánh giá, tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của GV, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của GV và góp ý, khuyến nghị GV xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực DHTH. Các nội dung trên được ghi vào năng lực DHTH giáo viên . Điểm của từng tiêu chí và nhận xét, đánh giá được ghi theo ý kiến đa số (không tính ý kiến của GV được đánh giá), nếu tỷ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại năng lực DHTH GV năng lực DHTH giáo viên .

+ Bước 3. Ban giám hiệu trường THCS đánh giá, xếp loại kết quả tự đánh giá của mỗi GV (Phiếu GV tự đánh giá) và kết quả xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá của tổ chuyên mô và Phiếu đánh giá GV năng lực DHTH chuyên môn) để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng GV trong trung tâm. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng các nhà trường THCS cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong Ban giám hiệu, hoặc các tổ chức, tập thể trong trường THCS và GV trước khi đưa ra quyết định của mình. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên được ghi vào năng lực DHTH đối với GV .

- Công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể GV và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại năng lực DHTH, GV có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Ban giám hiệu.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Đánh giá quản lý hoạt động bồi dưỡng năng DHTH cho GV cần có: hệ thống biểu mẫu theo dõi quá trình tổ chức thực hiện bồi dưỡng; GV có năng lực về DHTH thực hiện các hoạt động chuyên môn để đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Đánh giá quản lý hoạt động bồi dưỡng năng DHTH cho GV cần đảm bảo các nguyên tắc sau: đảm bảo tính mục đích; đảm bảo tính hiệu quả; đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác; đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện trong quy trình đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)