Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học

hợp cho giáo viên

Đề tài sử dụng câu hỏi số 10 tại phục lục 1 để phỏng vấn 243 GV các trường đánh giá công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa và đạt điểm trung bình là 3,76 điểm, xếp mức khá, cụ thể:

Bảng 2.13: Kết quả công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa

Kiểm tra đánh giá Kém Yếu

Trung bình Khá Tốt Điểm TB Thứ bậc

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, các yêu cầu cụ thể cho việc kiểm tra đánh giá.

6 16 34 52 135 4,21 1

Kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng

8 15 44 70 106 4,03 2

Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, qui định đối với hoạt động bồi dưỡng.

12 30 71 85 45 3,5 4

Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

28 42 61 60 52 3,27 5

Đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng việc thiết kế và thực hiện một chủ đề hoặc nội dung nào đó.

6 24 52 92 69 3,8 3

Điểm trung bình 3,76

Xếp thứ nhất là công tác “Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, các yêu cầu cụ thể cho việc kiểm tra đánh giá” đạt 4,21 xếp mức tốt. Hiện nay các trường đã thực hiện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực cho GV theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Các trường chủ động trong xếp mức độ đánh giá cho GV, bộ môn trong quá trình triển khai bồi dưỡng năng lực DHTH.

Công tác “Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng” đạt 3,27 điểm, xếp mức trung bình. Trước thực trạng này, chúng

tôi có tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số CBQL của các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa về nguyên nhân dẫn đến việc “chưa thường xuyên” kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV thì nhận được một số ý kiến như sau: “do khó khăn về việc huy động nguồn lực để kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV. Để có thể kiểm tra, đánh giá được hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV thì cần có người đánh giá, đó là sự phối hợp giữa Phòng GDĐT, các trường sư phạm và trung tâm bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV”“công tác phối hợp với các trường sư phạm tham gia bồi dưỡng đế kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV còn phụ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, công tác chuyên môn của các trường THCS nên chưa được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó một khó khăn lớn nữa là việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH cho GV các trường THCS còn chưa cụ thể, rõ ràng”

Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV được tích hợp trong các hoạt động khác: trong những năm qua, các trường THCS đã thực hiện tương đối tốt công tác bồi dưỡng GV nhưng chỉ mới dừng lại ở việc kiểm tra sau bồi dưỡng tập trung tại tỉnh và một số chuyên đề, tuy nhiên chương trình kiểm tra này mang tính đại trà nên kết quả chưa phản ánh được chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

Như vậy, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng năng lực DHTH mới đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)