Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường

trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

Để tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Định Hóa, tác giả sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

THCS trên địa bàn huyện Định Hóa

Tầm quan trọng Rất không quan trọng Không quan trọng Phân vân Quan trọng Rất quan trọng Điểm TB Thứ bậc

Giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong quá trình dạy học đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình dạy học với khả năng trình độ hiện có của người học trong việc tiếp thu lĩnh hội tri thức

Tầm quan trọng Rất không quan trọng Không quan trọng Phân vân Quan trọng Rất quan trọng Điểm TB Thứ bậc

Giảm bớt nội dung chương trình, số lượng tiết học, thời lượng trình bày tri thức của nhiều môn học.

6 24 52 92 93 3,91 4

Tăng khả năng tổng hợp, vận dụng phối hợp nhiều đơn vị tri thức khác nhau vào giải quyết các nhiệm vụ một cách linh hoạt

0 16 50 78 123 4,15 3

Giúp mở rộng phạm vi môn học

14 18 24 60 151 4,18 2

Làm thay đổi vai trò của người GV, người GV không còn giữ vai trò chủ đạo trong việc truyền đạt thông tin tới người học như trước mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh người học đi đúng hướng

0 20 38 64 145 4,25 1

Giúp phản ánh đầy đủ, chính xác sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội

10 34 42 84 97 3,84 6

Điểm trung bình 4,04

Kết quả điều tra đạt điểm trung bình là 4,04 điểm, điều này cho thấy, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa được nhận thức khá đầy đủ. Cụ thể:

Nhận thức về “Làm thay đổi vai trò của người GV, người GV không còn giữ vai trò chủ đạo trong việc truyền đạt thông tin tới người học như trước mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh người học đi đúng hướng” đạt điểm trung bình là 4,25 điểm, xếp mức rất quan trọng. Việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sẽ nâng cao nhận thức của GV đối với DHTH và nâng cao trình độ DHTH cho GV, giúp việc DHTH đạt hiệu quả cao, hình thành cho HS khả năng tổng hợp kiến thức, liên hệ thực tế và giảm thời lượng một số nội dung, kiến thức ở các môn học. Ngoài ra một số GV cho rằng việc DHTH sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của HS, mang lại hiệu quả dạy học cao nhưng năng lực DHTH của đa số GV còn hạn chế vì thế việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tại các trường THCS là rất cần thiết.

Nhận thức về “Giúp mở rộng phạm vi môn học” đạt 4,18 điểm, xếp mức quan trọng, việc dạy học tích hợp sẽ làm cho môn học được mở rộng phạm vi hơn, làm cho quá trình tiếp cận kiến thức mở hơn. Nhận thức về “Tăng khả năng tổng hợp, vận dụng phối hợp nhiều đơn vị tri thức khác nhau vào giải quyết các nhiệm vụ một cách linh hoạt” đạt 4,15 điểm, xếp mức quan trọng, các giáo viên khi được phỏng vấn sâu cho biết “Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của GV không còn chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của HS cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, GV các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề tích hợp không những giảm tải cho GV trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho GV, góp phần phát triển đội ngũ GV bộ môn hiện nay thành đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp”.

Kết quả phản ánh nhận thức về “Giúp phản ánh đầy đủ, chính xác sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội” đạt 4,09 điểm, nhận thức “Giảm bớt nội dung chương trình, số lượng tiết học, thời lượng trình bày tri thức của nhiều môn học.” đạt 3,91 điểm, nhận thức “Giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong quá trình dạy học đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình dạy học với khả năng trình độ hiện có của người học trong việc tiếp thu lĩnh hội tri thức” đạt 3,85 điểm và “Giúp phản ánh đầy đủ, chính xác sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội” đạt 3,84 điểm. Khi được phỏng vấn các giáo viên cho biết: “việc DHTH sẽ khiến GV vất vả hơn trong việc soạn Giáo án chuẩn bị bài dạy nhưng mang lại hiệu quả dạy học rất cao, phát huy hứng thú học tập, tính tích cực của HS, và giảm tải được nội dung, thời gian môn học. Một vấn đề đặt ra là năng lực DHTH của GV còn hạn chế. Nên việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV là rất cần thiết và quan trọng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)