8. Cấu trúc luận văn
2.5.1. Ưu điểm, hạn chế
* Ưu điểm
- Hoạt động BDGV nói chung và bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên luôn được sự quan tâm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, các đơn vị cơ sở và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Phòng GDĐT đã luôn giữ vai trò chỉ đạo, điều hành chính, huy động được các lực lượng tại địa phương, tận dụng tối đa nguồn GV có trình độ chuyên môn và khả năng bồi dưỡng tốt để tham gia vào công tác bồi dưỡng.
- Các cấp quản lý giáo dục từ Phòng GDĐT đến các trường THCS đã chú trọng công tác quy hoạch bồi dưỡng: Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã được tiến hành. Đội ngũ GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có sự tích cực, chủ động tham gia các hoạt động BDGV được tổ chức định kì hàng năm. Đa số GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đều đạt chuẩn về năng lực DHTH.
* Hạn chế
- Các nội dung trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV còn chủ yếu chú trọng ở các nội dung mang tính lý thuyết, tác động nhận thức. Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là bồi dưỡng tập trung qua các khóa bồi dưỡng định kì hàng năm, chủ yếu là vào thời gian hè và mức độ chất lượng đạt được chưa cao. Chưa chú trọng đến việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của GV;
- Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là các phương pháp bồi dưỡng về lý thuyết như phương pháp thuyết trình, chưa phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng;
- Công tác lập kế hoạch còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa có sự thống nhất giữa các cấp, chưa nắm được những kiến thức, năng lực chung còn thiếu của GV trong DHTH; công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt đông bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV hiệu quả chưa được như mong đợi; hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV chưa được chú trọng, chỉ được thực hiện khi kết thúc hoạt động bồi dưỡng, hoặc thông qua các đợt đánh giá GV, thi GV dạy giỏi...