8. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung
1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
1.3.3.1. Năng lực hiểu biết về dạy học tích hợp
Một người có năng lực trong lĩnh vực hoạt động nào đó phải có kiến thức về lĩnh vực đó. Tri thức và những hiểu biết về DHTH, hiểu biết các chủ đề tích hợp trong dạy học giúp GV thực hiện một mục tiêu “kép” trong dạy học, vừa đảm bảo cung cấp tri thức khoa học cơ bản của môn học, vừa tích hợp giáo dục các nội dung khác.
Năng lực hiểu biết về DHTH của GV thể hiện ở nhận thức đúng về các nội dung sau: Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học; ý nghĩa vai trò của tích hợp trong dạy học; các quan điểm về sự tích hợp trong các môn học; mục đích của DHTH; phương pháp của dạy học tích hợp; hình thức tích hợp trong dạy học; các nguyên tắc tích hợp các môn học ...
Để có năng lực hiểu biết về DHTH, người GV cần có các yếu tố: Nhu cầu về sự mở rộng tri thức, tầm hiểu biết, và kỹ năng để thỏa mãn nhu cầu đó, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung hoàn thiện tri thức của mình.
1.3.3.2. Năng lực phát hiện, xác định mức độ tích hợp, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương dạy học
Đây là năng lực hoạt động trí tuệ của GV khi đứng trước yêu cầu của DHTH, nó đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy tích cực và sáng tạo nhằm phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề tích hợp trong chương trình dạy học, xác định mức độ tích hợp phù hợp (tích hợp, liên hệ, lồng ghép) cho từng nội dung cụ thể trong bài học.
Muốn làm được điều đó, người GV phải nắm vững nguyên tắc tích hợp các môn, nắm vững kiến thức bài dạy, nắm vũng chủ đề, nội dung giáo dục,
biết lựa chọn và tổ chức sắp xếp các tri thức, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức một cách logic, khoa học và sáng tạo để gây hứng thú cho HS trong quá trình dạy học. Đây là thành phần năng lực cần thiết trong cấu trúc năng lực DHTH.
1.3.3.3. Năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp
Lập kế hoạch DHTH là quá trình xác định những mục tiêu của DHTH và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch DHTH thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm HS và môi trường giáo dục, phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Do đó năng lực lập kế hoạch DHTH là khả năng của người GV xác định được kế hoạch phù hợp với các đặc điểm của DHTH, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức về DHTH, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm trong DHTH.
1.3.3.4. Năng lực vận dụng các phương pháp trong dạy học tích hợp
Năng lực vận dụng phương pháp trong DHTH là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề của DHTH. Việc thực hiện có hiệu quả kỹ năng giảng dạy trên lớp là điều kiện cơ bản để hình thành năng lực dạy học của GV.
Trong DHTH, với mục đích “hình thành năng lực của người học” người GV phải có khả năng vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
1.3.3.5. Năng lực sử dụng thiết bị và các phương tiện trong dạy học tích hợp
Đây là năng lực không thể thiếu được của GV ở bất cứ cấp học nào trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục
vụ cho giảng dạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng tạo, nghiên cứu cho GV và HS. Người GV phải có khả năng sử dụng thiết bị và các phương tiện dạy học để làm tăng hiệu quả của DHTH. Trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn thì vấn đề không phải là trang bị các thiết bị đắt tiền mà điều quan trọng hơn là phải dạy cho người học có ý tưởng mới, phải có sự sáng tạo “suy nghĩ mới trên các vật liệu đã cũ” [30].
1.3.3.6. Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong dạy học tích hợp
Trong quá trình DHTH, hoạt động dạy của GV đóng vai trò chủ đạo thể hiện ở chổ người thầy xác định mục tiêu, nội dung dạy học, thiết kế và tổ chức hoạt động, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương hướng, cách thức giải quyết tương ứng… nhằm tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học chủ động, tích cực, tự giác của HS theo mục tiêu dạy học. Kết quả của quá trình DHTH phụ thuộc lớn vào việc GV, bởi vì HS không chỉ là khách thể trong hoạt động dạy mà còn là chủ thể trong hoạt động học.
1.3.3.7. Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp
Năng lực đánh giá giúp cho GV nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của HS để xác nhận kết quả của một hoạt động để bổ sung điều chỉnh trong dạy học. Để tạo được uy tín trước học sinh, người GV phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và công bằng. Thái độ và hành vi trung thực, khách quan của nhà giáo dục một mặt đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cả đánh giá thành công hay hạn chế của HS. Khả năng đánh giá đúng của GV đối với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự học và kết quả rèn luyện đạo đức cho HS và bản thân GV, sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Theo quan điểm DHTH nhằm phát triển năng lực của người học, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.