8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH, cần xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV. Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi như: Những kiến thức, kỹ năng sư phạm nào cần thiết cho GV khi DHTH? Những kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết cho GV khi DHTH mà GV hiện có? Những kiến thức, năng lực chung còn thiếu của GV? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, năng lực DHTH cho GV? Để nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng cần sử dụng các phương pháp sau: Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực. Phân tích công việc, Phân tích đánh giá thực hiện công việc. Điều tra khảo sát bồi dưỡng (Phiếu khảo sát, Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia). Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địa điểm tiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào?
Kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:
- Mục tiêu bồi dưỡng: Nhằm nâng cao năng lực DHTH cho GV các trường THCS, cung cấp những kiến thức cơ bản về DHTH, về năng lực DHTH. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của GV và năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của các trường THCS và của Phòng GDĐT
- Đối tượng bồi dưỡng: Toàn bộ GV đang dạy tại các trường THCS.
- Nội dung bồi dưỡng: Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của GV để xác định nội dung, hình thức và thời lượng bồi dưỡng. Có thể bồi dưỡng tất cả những lý luận về DHTH, các thành phần năng lực DHTH trong một chuyên đề bồi dưỡng
nào đó, hoặc cũng có thể bồi dưỡng từng thành phần năng lực riêng lồng ghép, tích hợp với nội dung bồi dưỡng khác theo nhu cầu, nhiệm vụ cụ thể ở thời điểm tổ chức bồi dưỡng.
Các nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH gồm: Năng lực hiểu biết về DHTH; Năng lực phát hiện, xác định mức độ tích hợp, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương dạy học; Năng lực lập kế hoạch DHTH; Năng lực vận dụng các phương pháp DHTH; Năng lực sử dụng thiết bị và các phương tiện trong DHTH; Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong DHTH; Năng lực kiểm tra, đánh giá trong DHTH. Ngoài ra, để phát triển năng lực DHTH cho GV cần bồi dưỡng những năng lực chung, năng lực giáo dục; năng lực tổ chức và thực hành rèn luyện năng lực DHTH ở trường học, trường THCS.
- Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè và BDTX trong năm học tại các trường THCS nơi GV công tác, tự bồi dưỡng, tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.
- Chủ thể bồi dưỡng (lực lượng giảng viên và báo cáo viên): giảng viên giảng dạy ở trường sư phạm; những GV đã đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện, tỉnh được Phòng GDĐT cử đi tập huấn về DHTH tại Sở GDĐT; chuyên viên của Phòng GDĐT (phụ trách chuyên môn phòng THCS)