Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường

2.3.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên các

trường trung học cơ sở huyện Định Hóa

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Đề tài sử dụng câu hỏi số 2 tại phục lục 1 nhằm nêu thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn

huyện Định Hóa Mục tiêu Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB Thứ bậc Củng cố, bổ sung và phát triển những kỹ năng về DHTH qua đó giúp cho giáo viên củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về DHTH và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản phẩm nghề nghiệp của mình

9 10 41 65 142 4,2 2

Bổ sung kiến thức mới, tiên tiến,

kiến thức còn thiếu trong DHTH 6 25 51 100 85 3,87 3 Chủ yếu bồi dưỡng kiến thức

chuyên môn 9 32 61 132 33 3,55 5

Thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH, giáo viên được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

10 18 30 45 164 4,25 1

Bồi dưỡng nhân cách, đạo đức

nhà giáo 9 32 52 78 96 3,82 4

Kết quả khảo sát đạt điểm trung bình là 3,94 điểm, xếp mức đồng ý, nghĩa là cho rằng các mục tiêu mà nhà trường đặt ra cho bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa được CBQL và GV cho là đạt được theo yêu cầu mà ngành đặt ra, cụ thể:

Mục tiêu “Thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH, giáo viên được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” đạt 4,25 điểm và mục tiêu

“Củng cố, bổ sung và phát triển những kỹ năng về DHTH qua đó giúp cho giáo viên củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về DHTH và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản phẩm nghề nghiệp của mình” đạt 4,2 điểm. Có thể thấy rằng, quá trinh bồi dưỡng năng lực DHTH làm cho GV có cơ hội trải nghiệm, từ đó mới phát hiện ra lỗ hổng mà mình còn thiếu sót. Từ việc xác định đúng mục tiêu, sẽ tạo cơ sở lý luận đúng đắn và động lực tích cực cho CBQL và GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nâng cao được chất lượng hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV. Cán bộ giáo viên khi được phỏng vấn đều cho biết, “qua việc thực hiện và bồi dưỡng kỹ năng bản thân được trau dồi, củng cố, có điều kiện phát huy và nâng cao nghề nghiệp của bản thân chúng tôi, khiến chúng tôi chủ động và làm tốt vai trò là người truyền thụ kiến thức cho các em”.

Mục tiêu “Chủ yếu bồi dưỡng kiến thức chuyên môn” đạt 3,55 điểm, xếp mức thấp nhất, chương trình bồi dưỡng cho GV còn thêm các kỹ năng cho việc dạy học tích hợp, giáo viên cho biết thêm “Ngoài kiến thức phải đạt chuẩn chúng tôi được có cơ hội để thực hiện kỹ năng đánh giá, phân tích sự hấp thụ kiến thức của các em học sinh, không chỉ bằng trực giác mà còn nắm bắt được tâm lý, phản ứng của học sinh khi tiếp nhận chương trình DHTH”.

2.3.2.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Luận văn sử dụng câu hỏi 3 tại phụ lục 1 để khảo sát thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, kết quả thể hiện bảng sau đây:

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa

Nội dung bồi dưỡng

Không bao giờ Thỉnh thoảng Phân vân Thường xuyên Rất thường xuyên Điểm TB Thứ bậc

Năng lực hiểu biết về DHTH 5 10 50 90 112 4,1 3 Năng lực phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương trình môn học 6 16 34 140 71 3,95 5 Năng lực xây dựng kế hoạch DHTH 18 36 44 104 65 3,61 7 Năng lực vận dụng các phương pháp DHTH 10 28 70 88 71 3,68 6 Năng lực sử dụng các phương tiện DHTH 12 18 52 70 115 3,97 4 Năng lực tổ chức giờ DHTH 6 15 44 72 130 4,14 1

Năng lực kiểm tra,

đánh giá giờ DHTH 12 16 34 72 133 4,12 2

Điểm trung bình 3,93

Bảng số liệu 2.6 cho biết điểm trung bình chung các nội dung đạt 3,93 điểm, đạt mức thường xuyên, nghĩa là các trường THCS trên địa bàn có thực hiện triển khai nhưng ở mức là thường xuyên, điểm đạt trung bình ở ngưỡng không phải là quá cao. Kết quả phản ánh như sau:

- Năng lực tổ chức giờ DHTH đạt điểm trung bình là 4,14 điểm - Năng lực kiểm tra, đánh giá giờ DHTH đạt 4,12 điểm

- Năng lực hiểu biết về DHTH đạt 4,1 điểm

- Năng lực sử dụng các phương tiện DHTH đạt 3,97 điểm

- Năng lực phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương trình môn học đạt 3,95 điểm

- Năng lực vận dụng các phương pháp DHTH đạt 3,68 điểm - Năng lực xây dựng kế hoạch DHTH đạt 3,61 điểm

Chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu nhận thấy việc GV bày tỏ quan điểm

“Quá trình DHTH đã thực hiện nhưng triển khai bồi dưỡng thành phần năng lực hạn chế, mức độ thỉnh thoảng đến thường xuyên, nguyên nhân là do các GV tham gia bồi dưỡng được chú ý đến nội dung hơn là hình thức, phương pháp,kiểm tra đánh giá”. Có thể thấy các thành phần năng lực được đưa ra theo hướng tiếp cận hệ thống từ năng lực về mặt nhận thức đến định hướng, xây dựng kế hoạch, vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện, đến năng lực tổ chức và cuối cùng là năng lực kiểm tra đánh giá. Nhưng triển khai bồi dưỡng các thành phần năng lực này chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng đến thường xuyên. Những nội dung bồi dưỡng được chú trọng hơn là những thành phần năng lực về nhận biết, phát hiện, phân loại và thành phần năng lực về kiểm tra đánh giá trong DHTH. Bên cạnh đó thành phần năng lực về tổ chức giờ DHTH thì chưa được chú trọng, mức độ tổ chức còn chưa lớn.

2.3.2.3. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Đề tài sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1) để đánh giá phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, kết quả phản ánh qua bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa

Phương pháp Rất không thường xuyên Không thường xuyên Phân vân Thường xuyên Rất thường xuyên Điểm TB Thứ bậc

Phương pháp diễn giảng 16 24 70 86 71 3,64 3

Phương pháp thảo luận 9 24 54 112 68 3,77 2

Phương pháp thực

hành chuyên môn 9 18 62 12 166 4,15 1

Phương pháp tự bồi

dưỡng, tự nghiên cứu 19 35 68 73 72 3,54 4

Điểm trung bình 3,78

Điểm trung bình chung của mức độ sử dụng các phương pháp là 3,78 điểm, xếp mức thường xuyên. Cụ thể:

Phương pháp thực hành chuyên môn đạt 4,15 điểm và phương pháp thảo luận đạt 3,77 điểm, Các phương pháp này cũng được sử dụng “thường xuyên”. Thảo luận nhóm, thực hành chuyên môn tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp người học phát triển khả năng tư duy và diễn đạt, hình thành và phát triển thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.

Phương pháp diễn giảng đạt 3,64 điểm, Đây là phương pháp được thực hiện chủ yếu bởi phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực. Bên cạnh đó, phương pháp này chủ yếu bồi dưỡng về mặt nội dung, nhận thức, chưa phát huy được tính thực hành, ứng dụng cho GV được bồi dưỡng. Khi phỏng vấn sâu GV cho biết “Chúng tôi thực hiện cách này rất thoải mái, chủ yếu là diễn thuyết dễ làm cho mọi GV”

Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu đạt 3,54 điểm, phương pháp này đòi hỏi sự quan tâm, cung cấp tài liệu và định hướng, hướng dẫn quá trình tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV. Đồng thời để thực hiện tốt được phương pháp này đòi hỏi GV phải có ý thức tự giác, tích cực trong việc tự bồi dưỡng. Đây là phương pháp đạt điểm thấp nhất, điều này cho thấy bản thân GV còn hạn chế

trong chủ động tự bồi dưỡng. Nếu được nhà trường phân công, yêu cầu GV thực hiện đồng đều hơn.

Qua thực hiện phỏng vấn sâu GV cho biết “Chúng tôi được tham gia bồi dưỡng các phương pháp linh hoạt, tuy nhiên tùy vào khóa bồi dưỡng và năng lực của báo cáo viên mà được vận dụng, bản thân chúng tôi được lựa chọn phương pháp phù hợp với năng lực và thực tế môn học”.Có thể thấy trong quá trình bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các phương pháp đã được tiến hành một cách khá thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao, chủ yếu còn thiên về các phương pháp bồi dưỡng những vấn đề trên phương diện lý thuyết của DHTH như phương pháp thuyết trình, phương pháp thảo luận. Còn những phương pháp mang tính phát huy khả năng thực hành, khả năng tự bồi dưỡng của GV thì còn hạn chế và cần chú trọng phát triển hơn.

2.3.2.4. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Để đánh giá hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 tại phụ lục 1, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa

Hình thức Rất không thường xuyên Không thường xuyên Phân vân Thường xuyên Rất thường xuyên Điểm TB Thứ bậc

Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khoá học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên.

15 30 40 72 110 3,87 2

Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà giáo viên đang công tác.

6 16 34 52 159 4,28 1

Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ

28 42 61 60 76 3,43 3

Điểm trung bình chung của các trường THCS trong sử dụng hình thức bồi dưỡng DHTH cho GV đạt 3,86, xếp mức thường xuyên, kết quả chi tiết đó là:

Xếp ở vị trí thứ nhất là hình thức “Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà giáo viên đang công tác” đạt 4.28 điểm, xếp mức rất thường xuyên, có nghĩa là các trường THCS trên địa bàn sử dụng hình thức này là phổ biến nhất, CBQL các trường cho rằng “Để thực hiện chương trình dạy học tích hợp có tính đồng bộ giữa các bộ môn, nhà trường sử dụng biện pháp tại chỗ vừa giúp cho GV trẻ, mới vào nghề được có cơ hội nghiên cứu tại môi trường thực tiễn của nhà trường, bên cạnh đó tiết kiệm được chi phí cho nhà trường, các GV đã công tác lâu năm truyền đạt kinh nghiệm và biện pháp sẽ giúp cho bộ môn và GV khác có điều kiện thực hành tại lớp đảm nhiệm”. Khi phỏng vấn sâu các GV cho biết thêm

“Chúng tôi được có điều kiện nghiên cứu và vận dụng DHTH tại lớp/bộ môn của nhà trường qua kinh nghiệm của GV đi trước, như thế làm cho quá trình triển khai DHTH đúng với trọng tâm chủ trương của nhà trường và ngành đề ra”.

Hình thức “Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khoá học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên” đạt 3,87 điểm, xếp mức thường xuyên, đây là loại hình được GV cho biết được sử dụng khá phổ biến do ưu điểm là tập hợp đông đảo GV được bồi dưỡng theo đợt/khóa học, tạo điều kiện cho công tác tổ chức lớp bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT hàng năm. GV cho biết “Với cách học bồi dưỡng tạo điều kiện cho GV làm việc theo nhóm, cặp, nhất là trong cùng bộ môn được bồi dưỡng luân phiên làm cho hiệu quả nâng lên trong triển khai DHTH”

Hình thức“Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ” đạt 3,43 xếp mức đánh giá phân vân, điều này cho biết hình thức này được một số GV, CBQL các trường quan tâm nhưng chưa trở thành một xu thế phổ biến. Kênh bồi dưỡng từ xa làm cho quá trình quản lý của Phòng GD&ĐT khó quản lý và thống kê giám sát toàn bộ khóa bồi dưỡng, chỉ khi nào GV có chứng chỉ hoặc được công nhận kết quả về các trường mới được thống kê và công nhận. Bên cạnh đó thời gian học trên phương tiện đại chúng như online, internet làm cho GV có thể không tập trung cố định thời gian

học. GV cho biết thêm “Bản thân tôi đã trải nghiệm qua cách học trực tuyến, nhưng thời gian học linh hoạt đôi khi làm cho bản thân mình chểnh mảng, không tập trung xuyên suốt quá trình học, hiệu quả chưa thực sự lớn”.

Như vậy hình thức bồi dưỡng mà các trường THCS trên địa bàn hiện nay đang thực hiện có hiệu quả là bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, hình thức bồi dưỡng từ xa như một kênh tham khảo cho GV, CBQL trong quá trình bồi dưỡng chương trình DHTH, chưa được sử dụng một cách thường xuyên.

2.3.2.5. Thực trạng hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Để đánh giá hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 tại phụ lục 1. Kết quả điểm trung bình của hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp đạt điểm trung bình là 3,88, xếp mức hiệu quả, chi tiết kết quả đánh giá từng nội dung thể hiện bảng sau đây:

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa

Hiệu quả Rất không hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả Điểm TB Thứ bậc Xây dựng chủ đề/nội dung tích hợp 10 16 35 56 150 4,2 1 Thiết kế các kế hoạch dạy học tích hợp 16 28 40 50 133 3,96 3 Lựa chọn các hình thức dạy học tích hợp 12 34 50 50 121 3,88 4 Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học tích hợp

6 30 34 52 145 4,12 2

Lựa chọn đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng năng lực DHTH

36 46 50 58 77 3,35 5

Kết quả chi tiết đánh giá hiệu quả như sau:

Hiệu quả về “Xây dựng chủ đề/nội dung tích hợp” đạt điểm cao nhất là 4,2 điểm, xếp mức rất hiệu quả và đánh giá hiệu quả về “Lựa chọn đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng năng lực DHTH” đạt 3,35 điểm , xếp mức thấp nhất, mức bình

thường. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế là giáo viên chưa tham gia nhiều vào việc DHTH nên nhà quản lý cũng khó khăn trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xác định nội dung bồi dưỡng cho GV.

Để làm tốt các nội dung này hiệu trưởng cần sử dụng tốt đội ngũ các phó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)