Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung

1.3.4. Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Các phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng...

- Phương pháp diễn giảng: Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV vừa là một phương pháp dạy học vừa là một hình thức tổ chức dạy học. Diễn giảng trong hoạt động BDGV với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái quát và có hệ thống. Diễn giảng trong hoạt động BDGV với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể, do giảng viên trình bày, học viên tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yếu tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình, thời khóa biểu, lên lớp với thời gian 2 đến 3 tiết [27].

- Phương pháp thảo luận: Phương pháp thảo luận là phương pháp được áp dụng hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, sử dụng phương pháp này là chia số GV theo từng nhóm thảo luận về nội dung nào đó cần thiết phải trao đổi và đi đến kết quả. Thảo luận nhóm tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp người học phát triển khả năng tư duy và diễn đạt. Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc lập. Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau [27]...

- Phương pháp thực hành chuyên môn: Bất cứ người GV nào cũng phải tiến hành làm công tác chuyên môn của mình. Trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các hình thức tiến hành phương pháp này như: soạn giáo án

DHTH, lập kế hoạch DHTH, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương dạy học [27]...

- Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu: Trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH phải lấy tự học tập, tự bồi dưỡng của GV làm chủ yếu, song phải kết hợp tự học của cá nhân với học tập, hợp tác với đồng nghiệp. Cùng với nó là sự kiểm tra của Giám đốc, CBQL các trường THCS và các cấp quản lý giáo dục, khen thưởng kịp thời, có chế độ, chính sách đúng đắn nhằm động viên và đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV [27]...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)