Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 102 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Có thể nói tất cả các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV đã được đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Mỗi biện pháp có vai trò và vị trí khác nhau, song các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của hoạt động BDGV, cụ thể:

Biện pháp thứ 1: Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi CBQL và GV nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc bồi dưỡng năng lực DHTH, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể.

Biện pháp thứ 2: Đổi mới cách thức xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH trên cơ sở đó lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với chương trình bồi dưỡng, hình thức và phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực hóa người học (Biện pháp thứ 3). Đồng thời để hỗ trợ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động

bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV thì việc tăng cường đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH và xây dựng các chính sách để khuyến khích động viên GV các trường THCS tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH là một điều kiện tất yếu và ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác trong tổng thể hoạt động BDGV (Biện pháp thứ 4).

Để triển khai tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV không thể thiếu được việc tăng cường theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm trong tất cả các khâu và trong suốt quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Biện pháp thứ 5)

Một lần nữa có thể khẳng định các biện pháp quản lý được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng lẫn nhau và nếu được thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ thì sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)