Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên.

Thực trạng quản lý tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS ở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS ở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả

2.2.3.1. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo huyện Định Hóa, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS ở trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS ở trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS ở trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS ở trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.2.3.3. Xử lý kết quả nghiên cứu

Sử dụng phần mềm thống kê Excel để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GV, học sinh.

Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), không quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm).

* Đối với mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với hiệu quả thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất hiệu quả (5 điểm), hiệu quả (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không hiệu quả (2 điểm); rất không hiệu quả (1 điểm).

* Đối với các nhân tố ảnh hưởng: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất ảnh hưởng (5 điểm), ảnh hưởng (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không ảnh hưởng (2 điểm); rất không ảnh hưởng (1 điểm).

* Đối với công tác quản lý gồm các nội dung lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá: được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm), khá (4 điểm); trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1 ): 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân Mức Khoảng

điểm Ý nghĩa

5 4.2 - 5.00 Rất quan trọng/Rất thường xuyên/rất hiệu quả/rất ảnh hưởng/ Tốt

4 3.41 - 4.20 Quan trọng/thường xuyên/hiệu quả/ảnh hưởng/Khá

3 2.61 - 3.40 Bình thường/trung bình

2 1.81 - 2.60 Không quan trọng/không thường xuyên/không hiệu

quả/không ảnh hướng/Yếu

1 1.00 - 1.80 Rất không quan trọng/rất không thường xuyên/rất không hiệu quả/rất không ảnh hưởng/Kém

2.2.4. Thời gian tiến hành khảo sát

Thời gian khảo sát từ tháng 10-12/2019.

2.2.5. Địa bàn và khách thể khảo sát

- Đề tài khảo sát tại 12 trường: THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên bao gồm: THCS Phú Đình, THCS Hoàng Ngân,THCS Sơn Phú, THCS Bình Thành, THCS Thanh Định, THCS Định Biên, THCS Bảo Linh, THCS Trung Hội, THCS Phượng Tiến, THCS Trung Lương, THCS Bộc Nhiêu; THCS Phú Tiến.

- Số lượng khách thể điều tra: 267 người bao gồm 24 CBQL và 243 GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)