Một số vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung

1.3.1. Một số vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu

năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trung học cơ sở

Định hướng đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng: Giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, giảm số lượng môn học bằng cách lồng ghép những nội dung gần nhau của nhiều môn học vào cùng một lĩnh vực hoặc bổ sung, phát triển môn học tích hợp đã có trong chương trình hiện hành tạo thành môn học mới. Nội dung các môn học tích hợp được thiết kế theo hướng vẫn giữ các nội dung chính của các môn học hiện nay nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp và bố trí các chủ đề, đề tài gần nhau của các môn học này để dễ bổ sung, làm sáng tỏ cho nhau trong quá trình dạy học; hình thành các chủ đề dạy học liên môn. Ở cả ba cấp học đều thực hiện tích hợp trong nội bộ môn học, trong đó tích hợp cả các chủ đề liên quan đến thực tiễn đời sống.

Nghiên cứu những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho thấy yêu cầu về năng lực đối với GV có sự thay đổi, GV (bao gồm cả GV các trường THCS) cần có năng lực DHTH. Và để thực hiện tốt định hướng đổi mới đó cần coi trọng công tác BDGV - người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

Trước những đòi hỏi của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, cũng đặt ra các yêu cầu mới và cụ thể đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS. Các yêu cầu đó là:

- Về quan điểm nhận thức:

+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT;

+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi GV.

- Về định hướng phát triển:

+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải đáp ứng nhu cầu của GV, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương;

+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải căn cứ vào chuẩn đào tạo nhằm nâng cao năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp;

+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải gắn liền với hoạt động đào tạo, tự học của GV. Từ đó phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV.

+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải mang tính toàn diện (đồng bộ về phẩm chất nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, cả về nội dung và phương pháp dạy học giáo dục …).

+ Chương trình bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tập trung tăng cường phát triển nghề nghiệp, chú trọng phát triển năng lực thực hành cho GV. Chương trình bồi dưỡng linh hoạt, mềm dẻo, cung ứng đầy đủ, kịp thời hệ thống học liệu phục vụ công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)