Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Mục đích có tác dụng định hướng chỉ đạo toàn bộ quá trình hành động. Chất lượng, hiệu quả của một hoạt động phụ thuộc vào việc xác định mục đích ban đầu. Mục đích là một trong những phạm trù quan trọng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cần bám sát nguyên tắc này để các biện pháp được đưa ra có đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo hướng đến mục đích chung của công tác BDGV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc chỉ đạo trong tiến trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện

Năng lực DHTH của GV không phải là năng lực đơn nhất, mà đòi hỏi sự tích hợp các tri thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của GV, chứ không phải là sự tác động các kỹ năng riêng rẽ lên một nội dung trong quá trình dạy học. Khi nói người GV có năng lực DHTH có nghĩa người đó đã hội tụ đầy đủ các thành phần năng lực của DHTH, bao gồm 7 thành phần năng lực.

Để hoàn thiện được các kỹ năng của 7 thành phần năng lực DHTH, các biện pháp được đề xuất cần phải đảm bảo tính toàn diện tác động đến đầy đủ cả ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi của CBQL và GV tạo nên sự thay đổi tích

cực và toàn diện nhằm về mọi mặt, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường THCS tỉnh Thái Nguyên.

Tính toàn diện của biện pháp không có nghĩa là ôm đồm, mà có sự tìm tòi chọn lọc khi đề xuất nội dung có tích quyết định nâng cao năng lực DHTH cho GV. Tính toàn diện của các biện pháp nhìn ở góc độ quản lý nhà nước còn có nghĩa là các biện pháp không vượt ngoài chuẩn quản lý hoạt động BDGV mà Bộ GDĐT quy định.

Bên cạnh đó, các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên phải tạo nên sự cân đối giữa các nội dung như: cơ sở vật chất, đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện đại, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của các GV, sự kết hợp giữa các tổ chức trong hoạt động bồi dưỡng … để đảm bảo chất lượng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải thể hiện và cụ thể hoá được đường lối phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định của ngành GDĐT trong quá trình quản lý.

Việc đề xuất các biện pháp phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, điều kiện kinh tế - chính trị của địa phương và nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của các trường THCS tỉnh Thái Nguyên.

Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt chưa làm được, các mặt còn hạn chế hiện nay trong khâu quản lý công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống

Tính hệ thống trong các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV đòi hỏi phải đảm bảo hài hòa các mối quan hệ của các bên liên quan đến công tác này, từ đổi mới quan hệ các cấp lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp của GDĐT, của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

chính trị, nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn. Do đó khi xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để bảo đảm sự thống nhất và toàn diện trong quá trình vận động.

Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau của công tác này, từ công tác tổ chức bố trí sắp xếp đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý vào từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ đến những thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng. Khi quản lý công tác bồi dưỡng phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, đồng thời phải mang tính xây dựng để các trường THCS phát huy được năng lực và tự giác thực hiện theo các yêu cầu, mục tiêu của công tác BDGV.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi

Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các biện pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và vô ích. Do vậy, cần chú trọng tới nguyên tắc tính khả thi, có hiệu quả của các biện pháp quản lý công tác BDGV trên các phương diện:

- Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho những người và tổ chức tham gia vào công tác này.

- Các biện pháp phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay và mang lại những bước tiến nhất định trong công tác quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Đây là nguyên tắc phù hợp với mục tiêu quản lý, bao gồm hiệu quả quản lý giáo dục, hiệu quả xã hội và hiệu quả của bản thân hoạt động quản lý. Có thể nói

hiệu quả là thước đo năng lực của người cán bộ quản lý, thực chất nguyên tắc này là làm thế nào để trong nguồn lực tài chính nhất định, với thời gian cho phép, nhà quản lý có thể tạo ra kết quả có chất lượng nhất, đạt mục tiêu giáo dục và mục tiêu quản lý đề ra.

Nguyên tắc hiệu quả quản lý có quan hệ chặt chẽ với kết quả quản lý. Có thể một hoạt động quản lý nào đó là có kết quả nhưng chưa chắc đã có hiệu quả, nếu như hoạt động quản lý đó muốn đi đến kết quả, mục tiêu đề ra thì phải tiêu tốn quá nhiều sức lực và tiền của.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)