Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho

giáo viên

Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS nói riêng. Thông qua kiểm tra, cán bộ quản lý giáo dục đánh giá được thành tựu của hoạt động bồi dưỡng để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp và đúng hướng. Đánh giá bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Có đạt mục tiêu không? Nội dung có phù hợp không? Chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình bồi dưỡng không? GV có tham gia vào quá trình bồi dưỡng không? Công tác tổ chức có tốt không? Hiệu quả của chương trình bồi dưỡng? Nội dung kiểm tra diễn ra trong toàn bộ quá trình quản lý, là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức.

Nội dung kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

- Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.

- Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong kế hoạch đã đạt được. Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc.

CBQL cần nắm vững được nội dung chương trình bồi dưỡng, trên cơ sở đó có phương pháp quản lý phù hợp, đảm bảo số giờ lý thuyết, thực hành trên lớp, bài tập của học viên. Đồng thời xây dựng các tiêu chí kiểm tra, từ đó đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS được hiểu là việc thực hiện các chức năng quản lý trong quá trình bồi dưỡng. Việc làm này đòi hỏi tính linh hoạt cao và môi trường hoạt động thuận lợi. Việc tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS được thể hiện ở một số mặt như: tăng cường giáo dục nhận thức cho CBQL và GV về sự cần thiết của công tác bồi dưỡng, quy hoạch bồi dưỡng kế hoạch theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ hoá và hiện đại hoá, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp và hình thức bồi dưỡng; tăng cường các điều kiện về nguồn lực cho công tác bồi dưỡng và hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý công tác BDGV trên cơ sở vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả các phương tiện quản lý và thực hiện tốt các chức năng quản lý trong hoạt động BDGV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)