Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 83 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH

GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS

3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoạt động bồi dưỡng.

- Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa tạo điều kiện cho Phòng GDĐT Định Hóa, các trường THCS huyện Định Hóa chủ động xây dựng kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động năng lực DHTH từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dưỡng năng lực DHTH cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS nhằm định hướng trong công tác quản lý hoạt động BDGV.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

1) Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHTH

Quá trình đào tạo đã trang bị cho GV các kiến thức kỹ năng cơ bản trong chương trình đào tạo để có thể hoạt động dạy học ở mức độ nhất định. Muốn làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, dạy học theo hướng tích hợp, người GV phải tích lũy kiến thức, rèn luyện các kỹ năng DHTH, tìm hiểu và tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đòi hỏi xuất hiện nhu cầu bồi dưỡng. Nhu cầu bồi dưỡng

năng lực DHTH của GV rất đa dạng và phong phú đòi hỏi năng lực GV đối với mỗi ngành nghề đào tạo rất khác nhau.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phòng GDĐT cũng như các trường THCS thường xuyên xây dựng kế hoạch BDGV nhằm nâng cao chất lượng GV (trình độ chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực DHTH...) làm cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo.

Từ nhu cầu bồi dưỡng các thành phần năng lực DHTH của GV, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đạt được mục tiêu phát triển GV trong từng giai đoạn cụ thể.

2) Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH

Từ nhu cầu bồi dưỡng các thành phần năng lực DHTH, tiến hành phân loại các nhu cầu chia thành các loại bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV bao gồm:

- Bồi dưỡng năng lực hiểu biết về DHTH.

- Bồi dưỡng năng lực phát hiện, xác định mức độ tích hợp, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương dạy học.

- Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch DHTH.

- Bồi dưỡng năng lực vận dụng các phương pháp trong DHTH.

- Bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị và các phương tiện trong DHTH - Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS trong DHTH - Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá trong DHTH.

Ngoài ra, để phát triển năng lực DHTH cho GV cần bồi dưỡng những năng lực chung, năng lực giáo dục; năng lực tổ chức...Để hoàn thiện và nâng cao năng lực DHTH cho GV, bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV thường sử dụng loại hình bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng chuẩn. Đặc biệt hoạt động tự bồi dưỡng năng lực DHTH của cá nhân đang rất được quan tâm và đề cao.

3) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS.

Từ việc xác định nhu cầu và nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH. Tiến hành xây dựng các mục

tiêu và xác định các nguồn lực trong hoạt động bồi dưỡng, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, tính hiệu quả có tác dụng định hướng cho hoạt động bồi dưỡng. Nó chỉ ra mục tiêu, dự kiến các biện pháp, dự kiến huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Chất lượng của hoạt động lập kế hoạch quản lý có mối quan hệ mật thiết đến chất lượng và hiệu quả công tác bổi dưỡng khi triển khai thực hiện kế hoạch.

3.2.3.2. Cách thức thực hiện

1) Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHTH gồm các bước sau:

- Xây dựng mẫu phiếu thăm dò nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHTH của GV các trường THCS với đầy đủ các thông tin: Họ và tên GV; tuổi; thâm niên giảng dạy, ngành đào tạo; môn dạy; danh mục các lĩnh vực bồi dưỡng năng lực DHTH để GV lựa chọn theo nhu cầu của bản thân (bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch DHTH; năng lực vận dụng các phương pháp trong DHTH; năng lực kiểm tra, đánh giá trong DHTH...); hình thức tổ chức bồi dưỡng (bồi dưỡng ngắn hạn; bồi dưỡng dài hạn...)

- Phát phiếu thăm dò cho toàn bộ GV các trường THCS để lấy thông tin phản hồi.

- Lập bảng tổng hợp và sử lý thông tin chọn ra thành phần năng lực bồi dưỡng có tính cấp thiết nhất.

- Lập biểu xác định nhu cầu thực tế năng lực DHTH của từng trường THCS theo từng năm, từng giai đoạn.

2) Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH gồm các bước sau:

- Xem xét nhu cầu thực tế bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV của từng trường THCS (có lưu ý đến các nội dung bồi dưỡng được nhiều GV đăng ký và tính cấp thiết của nội dung được đăng ký).

- Xác định sơ bộ các nội dung cần bồi dưỡng năng lực DHTH.

- Xem xét các điều kiện về báo cáo viên, cơ sở vật chất, thời gian và các điều kiện đáp ứng cho việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng để có thể quyết định lựa chọn nội dung hoạt sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nội dung.

- Lập danh mục các nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH, dự kiến thời gian thực hiện, đối tượng, địa điểm tổ chức..., thông báo cho GV đăng ký bồi dưỡng.

3) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV gồm các bước: - Xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH. - Xác định nội dung của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH.

- Xác định cách thức thực hiện (phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng...).

- Xác định cách thức kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng.

- Xác định nguồn lực trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH (cơ sở vật chất, nguồn kinh phí...)

Nhiệm vụ cụ thể khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS:

+ Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo: Trước mỗi năm học, Phòng GDĐT chủ động xây dựng kế hoạch BDGV, kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS. Kế hoạch này phải được xây dựng cụ thể, chi tiết để triển khai tới các trường THCS, trong đó phân rõ nội dung nào sẽ bồi dưỡng trong hè, nội dung nào sẽ BDTX trong năm tại các trường THCS; hình thức và phương pháp bồi dưỡng ở từng thời điểm, từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ công tác mà họ đảm nhận trong năm học; kết thúc mỗi thời điểm bồi dưỡng phải có kiểm tra, đánh giá và tập hợp kết quả đó để rút kinh nghiệm cho đợt bồi dưỡng sau.

+ Các trường THCS: Sau khi nhận được kế hoạch bồi dưỡng từ Phòng GDĐT, căn cứ vào nội dung bồi dưỡng, thời điểm tổ chức bồi dưỡng, phân công nhiệm vụ công tác trong năm học, tổ chức đánh giá năng lực DHTH đối với GV, xác định nhu cầu và tập hợp nhu cầu bồi dưỡng của GV để cử người đi bồi dưỡng tập trung và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của đơn vị trong năm học. Kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường phải phù hợp với đa số nhu cầu bồi dưỡng của GV trong trường, phù hợp với nội dung yêu cầu nhiệm vụ của cấp học, lớp học và chương trình BDTX theo quy định. Ban giám hiệu các trường THCS theo dõi

đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của từng GV và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã bồi dưỡng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tổng hợp kết quả bồi dưỡng và báo cáo về Phòng GDĐT ngay sau khi kết thúc năm học để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năm sau.

+ Đối với GV các trường THCS căn cứ vào kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng của Phòng GDĐT, của trường THCS để xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cụ thể cho cá nhân và kế hoạch này phải được phê duyệt của Ban giám hiệu trước khi triển khai thực hiện. Khuyến khích hình thức bồi dưỡng bằng việc tự học của GV kết hợp với sinh hoạt tập thể về chuyên môn nghiệp vụ tại các trường THCS trên cùng một địa bàn.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Phòng GDĐT có văn bản hướng các trường THCS tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV.

- Phòng GDĐT và các trường THCS có kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV trong chiến lược phát triển giáo dục.

- Có chuyên gia đầu ngành, hoặc tập hợp các GV giỏi xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH.

- CBQL và GV các trường THCS hiểu rõ mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH, cũng như các thành phần năng lực DHTH để xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng.

- Có các chế độ đãi ngộ đối với GV tham gia công tác chuẩn bị, tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)