Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 89 - 91)

8. Bố cục luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Đây là các nguyên tắc về phương pháp luận trong quản lý bồi dưỡng NLDHDH cho đội ngũ giáo viên mà mỗi cán bộ quản lý và giáo viên ở Trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cần phải nhận thức và thực hiện tốt.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên ở trường TH cần có tính hệ thống. Ngun tắc này đòi hỏi các biện pháp thực hiện phải được tổ chức hợp lý sao cho tác động có tính hệ thống đến tồn bộ các nội dung quản lý nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và hướng đích của Nhà trường.

Mỗi biện pháp đề xuất đều có tính cấu trúc, bao gồm: - Mục tiêu của biện pháp

- Nội dung và cách thực hiện biện pháp - Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên thực sự đạt chất lượng khi các biện pháp đề xuất được triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Trong thực tiễn, các biện pháp có tác động biện chứng lẫn nhau, quan hệ mật thiết, logic với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Giữa các biện pháp hoặc trong cùng một biện pháp phải có sự ăn khớp ở tất cả các khâu, tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng nhằm đảm bảo hiệu quả của quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao năng lực của giáo viên, qua đó giúp phát triển các năng lực của học sinh.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục tiểu học

Quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên là vấn đề cấp bách, cần phải được thực hiện và áp dụng ngay vào thực tiễn tại trường TH thành phố Móng Cái. Thực trạng chất lượng quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên còn chưa cao, đội ngũ giáo viên của trường còn chưa phát huy hết năng lực chuyên môn và khả

năng về NLDH hiện có... Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự phát triển lớn mạnh của nhà trường, địi hỏi đội ngũ giáo viên cần phải có sự chuyển biến tích cực, có phương pháp giảng dạy hiệu quả… đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc vàng trong mọi sự phát triển của hoạt động xã hội và con người. Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý trong giáo dục nói chung phải biết kế thừa các thành quả, kinh nghiệm trước, biết phát huy những yếu tố tích cực của các biện pháp đã sử dụng trước đây, đồng thời bổ sung thêm những biện pháp mới hiệu quả hơn, sáng tạo hơn phù hợp với xu thế, điều kiện và hồn cảnh mới. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên ở trường TH thành phố Móng Cái cần phải đảm bảo tính kế thừa các biện pháp trước đây đã có và đã thực hiện.

Việc kế thừa có thể thực hiện theo những cách sau: kế thừa toàn bộ các biện pháp, hoặc kế thừa những điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn và tạo ra một hệ thống các biện pháp hồn tồn mới mà khơng dựa trên thực tiễn. Kế thừa chính là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm) với hiện tại (cái đang tiến hành) và tương lai (sự vận đông và phát triển của vấn đề quản lý).

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, được áp dụng vào thực tế quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên của Nhà trường một cách thuận lợi, phù hợp trong việc thực hiện các chức năng quản lý của cán bộ quản lý. Đặc biệt phải thuận lợi, có những tác động tích cực và phù hợp đối với giáo viên và học sinh ở trường TH, thành phố Móng Cái, tỉnh Móng Cái.

Các biện pháp đề xuất nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng cường hiệu quả quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên để cải tiến và nâng cao chất lượng dạy và học ở trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hiện nay. Do đó, việc đề xuất và áp dụng các biện pháp ngồi đảm bảo tính khả thi cũng phải mang lại hiệu quả tối ưu trong hoàn cảnh cụ thể, ở từng thời điểm nhất định.

Tính khả thi của biện pháp được phát huy hiệu quả to lớn khi áp dụng vào tình hình thực tế của các trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xu thế đổi mới phát triển chung của đất nước.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên phải mang tính khoa học, có sự tính tốn bài bản từ khâu dự báo, lập kế hoạch, triển khai kiểm tra đánh giá đến áp dụng vào thực tiễn. Các biện pháp đưa ra phải có tính khách quan thực sự phù hợp với điều kiện thực tế mới mang lại hiệu quả cao cho các trường cũng như ngành giáo dục. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện phát triển chuyên môn, NLDH cho đội ngũ giáo viên ở trường TH, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)