8. Bố cục luận văn
2.4. Thực trạng về quản lý bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng
Để tìm hiểu mức độ lập kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho GV TH thành phố Móng Cái, chúng tơi khảo sát 20 CBQL, 75 GV về quản lý nội dung bồi dưỡng. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12: Thực trạng quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho
giáo viên Stt Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt
1 Tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng
của giáo viên 0 21 33 25 16 3.38 2
2 Thiết lập mục tiêu hoạt
động của giáo viên 0 24 15 32 24 3.59 1
3 Quy hoạch đối tượng tham
gia bồi dưỡng 0 31 15 36 13 3.33 3
4
Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Bộ, Sở, Phòng
0 35 27 20 13 3.12 4
5
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong kế hoạch năm học của trường
0 29 37 21 8 3.08 5
6
Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho cả năm học
0 43 27 13 12 2.94 7
7
Kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho GV được phổ biến và công khai trong trường
0 31 35 23 6 3.04 6
8
Kế hoạch bồi dưỡng NLDH sư phạm có các chuẩn đánh giá rõ ràng
Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên được đánh giá ở mức độ trung bình, khá với ĐTB đạt 2.89 đến 3.59. Nội dung được CBQL, GV đánh giá ưu điểm nhất là“Thiết lập mục tiêu hoạt
động của giáo viên” có X = 3.59. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, giáo viên cần phân
tích được những đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, chương trình mơn học, hoạt động giáo dục, sách giáo khoa môn học. Đặc biệt, cần hình thành được các kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng đổi mới chương trình theo định hướng tích hợp, phát triển NLDH; kỹ năng phát triển chương trình nhà trường, chương trình mơn học; kỹ năng kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển NLDH; kỹ năng thiết kế các dự án, chủ đề dạy học tích hợp, nghiên cứu khoa học cho học sinh; kỹ năng soạn các tiêu chí, tham gia đánh giá phẩm chất, năng lực dạy học học sinh; kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; kỹ năng nhận ra và giải quyết các tình huống giáo dục; xây dựng các chủ đề giáo dục phù hợp địa phương; kỹ năng tham vấn học đường, tư vấn ...đây là năng lực thành phần vô cùng quan trọng giúp cho GV có kiến thức, thành thạo về kĩ năng dạy học.
Nhu cầu về “Tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên...” được đánh giá cao có điểm trung bình (ĐTB=3.38). Xác định nhu cầu cần được bồi dưỡng NLDH của GVTH là bước đi cơ bản đạt mục tiêu bồi dưỡng. Qua tìm hiểu thực tế, cho thấy: Với sự thay đổi chóng mặt về cơng nghệ, phương pháp và yêu cầu về nâng cao NLDH cho HS. Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng xuất phát từ sự thay đổi chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục mới, lý luận về chương trình GDTH, đổi mới về mặt lý luận của GDTH so với thưc tiễn, và áp dụng vào thực tiễn đó như thế nào. Do vậy, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng sẽ giúp GV lấp lỗ hổng về NLDH, theo phương châm “yếu ở đâu, bồi dưỡng ở đấy”.
Sau đó là “Quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng” có ĐTB=3.33. Cơng việc thường nhật cũng như đặc thù của GVTH trong khối ngành GD rất vất vả, GVTH thường có lịch làm việc nhiều hơn so với giáo viên ở các cấp học khác. Bên cạnh về thời gian thì GVTH có áp lực về cơng việc rất lớn. Để sắp xếp thời gian tham gia các lớp bồi dưỡng là điều khó khăn. Do vậy, cần quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng.
Các nội dung khác như: Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng
cho cả năm học; Kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho GV được phổ biến và công khai trong trường; Kế hoạch bồi dưỡng NLDH sư phạm có các chuẩn đánh giá rõ ràng; Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Bộ, Sở, Phịng... có thứ tự sau các nhu
cầu về nội dung, hình thức.
Như vậy, quản lý nội dung bồi dưỡng có vai trị vơ cùng quan trọng. Thực tế, quản lý nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV tuy đã thực hiện tuy nhiên mang tính qua loa, đại khái thường tiến hành ồ ạt theo chủ trương hoặc định kỳ chưa có sự chọn lọc. Mặc dù thành phố Móng Cái có tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, song số lượng và chất lượng GVTH còn nhiều hạn chế. Với đặc thù là một thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế nhưng đa số dân cư trong vùng thường làm tại nhà máy khai thác than và buôn bán nhưng đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế. Trong nhiều năm qua các trường TH của thành phố chưa thực sự được quan tâm nhiều đến bồi dưỡng NLDH cho GVTH đặc biệt năm 2020 là năm bắt đầu thực hiện chương trình GDPT mới. Thực tế cho thấy, các trường chưa tổ chức thường xuyên liên tục, chưa có các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng cho đội ngũ này (chỉ tổ chức bồi dưỡng theo thời điểm: khi chuẩn bị đến các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp thì các trường mới thành lập các tổ bồi dưỡng và tiến hành bồi dưỡng trong 1 - 2 tuần). Việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng khơng được thường xun qua từng chương trình bồi dưỡng cũng dẫn đến việc xác định nhu cầu bồi dưỡng chưa sát với thực tế; Chưa có sự chuẩn bị tốt cho cơng tác đánh giá nhu cầu bồi dưỡng.