8. Bố cục luận văn
1.2.2. Khái niệm quản lý, Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học
1.2.2.1. Khái niệm quản lý
Trong tác phẩm: “Những vẫn đề cốt yếu của quản lý” tác giả Harold Kontz cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và sự bất mãn của cá nhân ít nhất” [24].
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực,
vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [16].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang nêu rõ: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức” [38].
Thực chất của hoạt động quản lý là xử lý tốt mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Bản chất của hoạt động quản lý là tạo ra sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức đến một trạng thái chất lượng cao hơn. Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người.
Như vậy, Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý nhằm đạt được mục đích của quản lý.
Khái niệm: quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên
Từ những nội dung đã trình bày ở trên, có thể khẳng định: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý là GV, nhằm tổ chức, điều khiển quá trình bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho GV vận dụng kĩ năng vào hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi hoặc nâng cao chất lượng lao động nghề nghiệp của ĐNGV.