8. Bố cục luận văn
3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường Tiểu
3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
phố Móng Cái đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
a. Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm hoạch định được nội dung, mục tiêu, giải pháp để thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục một cách hiệu quả nhất.
Dựa trên các văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng của ngành, phát huy ý chí, trí tuệ của đội ngũ CBQL và giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng vừa có tính bao qt, tồn diện, vừa có tính cụ thể, sát thực, từ đó huy động được tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu. Nội dung của bản kế hoạch thể hiện được nội dung công tác bồi dưỡng, thời gian thực hiện và sự phân công, phân nhiệm cá nhân và tập thể phù hợp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Kế hoạch bồi dưỡng phải được thực hiện theo các các bước với các nội dung cơ bản: phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng; đánh giá nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và phương thức kết quả đánh giá kết quả bồi dưỡng. Từ các nội dung xác định được các công việc cơ bản và xác định thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng, xác định và huy động được các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
- Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục
+ Xác định nội dung đánh giá nhu cầu bồi dưỡng:
Căn cứ vào yêu cầu về NLDH của GVTH trong bối cảnh đổi mới giáo dục để xác định nội dung đánh giá nhu cầu bồi dưỡng. Trong số các năng lực cần đánh giá, ưu tiên những năng lực quan trọng như năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực mang tính đặc thù vùng miền. Trong năng lực dạy học chú trọng đến năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hướng tới dạy học phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong những năng lực mang tính đặc thù chú trọng đến những khối kiến thức về phát triển giáo dục Tiểu học địa phương và văn hóa vùng miền. Ngồi ra, các thơng tin về chất lượng học tập của học sinh, các điều kiện và môi trường dạy học, giáo dục trong các trường Tiểu học, điều kiện kinh tế - xã hội và mức độ phát triển giáo dục Tiểu học ở địa phương là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cần phải được quan tâm trong đánh giá nhu cầu bồi dưỡng.
+ Các hình thức khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng: Đánh giá nhu cầu có thể bằng nhiều hình thức nhưng hình thức phổ biến và hiệu quả là khảo sát bằng phiếu về nhu cầu chun mơn. Hình thức đánh giá bằng phiếu sẽ thu thập được nhiều thông tin với số đông đối tượng, chi phí thấp và tiết kiệm thời gian, xử lí kết quả nhanh chóng.
Việc thiết kế phiếu hỏi cần có những nội dung chung về chuyên môn nghiệp vụ và những nội dung chuyên sâu từng bộ mơn, đề cập đến tính đặc thù của các đối tượng cho những giáo viên công tác ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn, giáo viên có thâm niên cơng tác lâu năm, giáo viên trẻ… thì kết quả sẽ khách quan hơn và phản ánh đúng thực tế nhu cầu bồi dưỡng mà giáo viên mong muốn.
Ngồi ra, thực hiện nhiều hình thức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng khác: thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo, tự đánh giá của mỗi cá nhân, … Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học các môn học. Tổ chuyên môn cũng là nơi trao đổi nghề nghiệp, đánh giá chuyên môn thông qua các hoạt động như: dự giờ, thao giảng, thi
giáo viên giỏi, sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu bài học…. Từ sinh hoạt tổ chuyên môn khảo sát được nhu cầu bồi dưỡng thông qua những kinh nghiệm dạy học, giáo dục của giáo viên. Tổ chức hội thảo để lấy ý kiến trực tiếp của giáo viên, các nhà quản lý về nhu cầu bồi dưỡng. Thông qua việc thảo luận những vấn đề từ thực tiễn đề xuất, kiến nghị và dự báo nhu cầu bồi dưỡng một cách khoa học. Tự đánh giá cũng là hình thức đánh giá quan trọng, qua đó, mỗi cá nhân biết được có những điểm mạnh, điểm yếu, cịn khiếm khuyết những kiến thức, kỹ năng gì và tự xác định được nhu cầu bồi dưỡng của chính mình.
+ Tổ chức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng: ● Đối với Phòng GD&ĐT:
+ Thành lập Hội đồng đánh giá nhu cầu bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Hội đồng bồi dưỡng có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai cơng tác đánh giá nhu cầu bồi dưỡng hằng năm.
+ Các công việc của Hội đồng đánh giá nhu cầu bồi dưỡng: tiến hành xây dựng bộ phiếu hỏi về nhu cầu bồi dưỡng để tiến hành khảo sát rộng rãi tất cả các trường Tiểu học của thành phố, có nội dung dành riêng cho CBQL và dành riêng cho giáo viên; tổ chức các hội nghị, hội thảo về chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến các chuyên đề “nóng” về đổi mới dạy học, giáo dục để tìm ra được nhu cầu thiết thực của giáo viên; chỉ đạo các trường tiểu học lập kế hoạch và thực hiện đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường; thống kê, phân tích, đánh giá.
● Đối với các trường Tiểu học:
+ Căn cứ vào kế hoạch của Phòng GD&ĐT lập kế hoạch đánh giá nhu cầu bồi dưỡng hằng năm của đơn vị.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trong tổ. Nội dung đánh giá nhằm xác định được những vấn đề tồn tại, khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học, giáo dục và việc thực hiện đổi mới dạy học, giáo dục.
● Đối với tổ chuyên môn:
+ Lập kế hoạch và điều hành tổ thực hiện nội dung đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của các thành viên trong tổ, từ đó xác định được những kiến thức, kỹ năng,
thái độ mà giáo viên cần có, những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện đổi mới dạy học, giáo dục của cá nhân và tổ chuyên môn cần tháo gỡ.
+ Tiến hành đa dạng các hình thức đánh giá: thơng qua các hoạt động dạy học như dự giờ, thao giảng, nghiên cứu bài học, thi giáo viên giỏi, báo cáo chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp giáo viên... để có kết quả một cách toàn diện và khách quan kết quả đánh giá.
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng: Để xác định mục tiêu bồi dưỡng cần phải tiến
hành phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng. Việc xây dựng mục tiêu phải cụ thể, định lượng hóa mức độ đạt được, cụ thể hóa bằng các tiêu chí cho từng hoạt động. Nội dung của các tiêu chí được xác định trên 3 phương diện là kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Để xác định tính khả thi của mục tiêu và tiêu chí của kế hoạch bồi dưỡng cần xem xét các vấn đề sau: Có sự nhất trí cao giữa các lực lượng liên quan đến việc lập kế hoạch bồi dưỡng khơng? Có khả năng đạt được các mục tiêu và tiêu chí này khơng? Có thể thực hiện một tập hợp hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu và tiêu chí này khơng? Có thể huy động được các nguồn lực cần thiết để triển khai hoạt động bồi dưỡng khơng? Có thể đo lường được các tiêu chí để xác định mức độ đạt được các tiêu chí khơng? Khi xác định mục tiêu cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và cần chú ý đến kết quả cuối cùng cần đạt. Mục tiêu cần phải cụ thể, đo được, có thể đạt được và định hướng thời gian hoàn thành.
- Xác định nội dung chương trình bồi dưỡng: Dựa trên chương trình khung về bồi dưỡng xác định các nội dung bồi dưỡng cụ thể theo từng lĩnh vực, từng môn học, đối tượng bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng có thể chia thành 2 nhóm: khối kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực và khối kiến thức tự chọn. Đối với khối kiến thức tự chọn thiết kế nội dung chương trình chi tiết theo từng mô đun/chuyên đề bồi dưỡng nhằm phát triển NLDH của giáo viên.
Để tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thực hiện theo các bước: (1) Thành lập Hội đồng biên soạn và Hội đồng thẩm định nội dung chương trình; (2) Xác định mục tiêu nội dung chương trình bồi dưỡng; (3) Tiến hành lựa chọn hay viết nội dung chương trình; (4) Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến phản hồi và thử
nghiệm nội dung chương trình; (5) Đánh giá và điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình; (6) Triển khai nội dung chương trình và tổ chức viết tài liệu, học liệu;
Hiệu trưởng tham mưu với Phòng GD&ĐT thành lập Hội đồng biên soạn, lựa chọn nội dung bồi dưỡng, mời các chuyên gia, tuyển chọn những giáo viên cốt cán có năng lực để thực hiện biên soạn nội dung chương trình. Phịng GD&ĐT chỉ đạo các trường Tiểu học tổ chức lấy ý kiến về các mô đun, chuyên đề bồi dưỡng đã được xây dựng. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên mơn tổ chức thảo luận, góp ý nội dung chương trình bồi dưỡng.
Nội dung chương trình phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản: bám sát vào NLDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nhu cầu và đối tượng bồi dưỡng, đảm bảo tính liên thơng, tích hợp, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới, vận dụng được vào thực tế dạy học, có tính đặc thù mơn học và tính đặc thù địa phương. Đồng thời, nội dung chương trình có tác dụng hỗ trợ tích cực cho giáo viên tự bồi dưỡng và có thể ứng dụng vào dạy học.
- Xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng
Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng để xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp, chú trọng đến việc đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và tăng cường đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên.
- Về hình thức bồi dưỡng: Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng: tập trung, trực tuyến, thông qua nghiên cứu bài học, bồi dưỡng trực kết hợp với trực tiếp, bồi dưỡng thông qua tư vấn mạng lưới chuyên môn, tự bồi dưỡng.
- Về phương pháp bồi dưỡng: Lựa chọn các PPDH tích cực và kỹ thuật dạy học tích cực, kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng.
- Về kiểm tra đánh giá: xác định nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình, thời điểm kiểm tra, tiêu chuẩn/ tiêu chí kiểm tra và xác định lực lượng đánh giá phù hợp và hiệu quả.
- Xác định các công việc tương ứng với các mục tiêu
Tiến hành xác định những công việc và sắp xếp thứ tự các cơng việc theo một trình tự nhất định để thực hiện hiệu quả các giải pháp đề ra, liệt kê nội dung công
việc, thời gian và địa điểm thực hiện. Từ đó trên vai trị và chức năng của tổ chức, bộ phận hay cá nhân phân cơng nhiệm vụ, huy động nguồn lực, kinh phí cần thiết để đạt được hiệu quả bồi dưỡng cao.
- Giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Theo dõi và cập nhật việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, liên tục rà soát và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn bồi dưỡng đang diễn ra và điều chỉnh những tồn tại, nhược điểm. Kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho việc quyết định việc lập kế hoạch cho những lần bồi dưỡng sau.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp
- CBQL và giáo viên nhận thức rõ đánh giá và tự đánh giá nhu cầu bồi dưỡng là công việc hết sức quan trọng và cần thiết để có sự phối hợp, hợp tác trong đánh giá nhằm xác định đúng thực trạng nhu cầu bồi dưỡng.
- Việc đánh giá bằng phiếu hỏi, thiết kế bảng hỏi phải xác định rõ những thông tin mà đối tượng khảo sát có thể cung cấp, đảm bảo tính lơgic, trọng tâm hướng vào mục tiêu khảo sát, đánh giá, thơng tin phải linh hoạt, khơng cứng nhắc, quy trình thự hiện khảo sát phải chặt chẽ, đối tượng khảo sát phải hợp tác và chia sẻ.
- Hoạt động đánh giá nhu cầu bồi dưỡng phải được tổ chức thường xuyên, gắn với nhiệm vụ năm học và công tác thi đua của nhà trường.
- Đội ngũ CBQL phải có kiến thức và kỹ năng về quản lý giáo dục nói chung và lập kế hoạch nói riêng.
- Có tiềm năng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để huy động phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo kế hoạch.
- Phát huy được tính dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao của CBQL giáo viên trong lập kế hoạch bồi dưỡng.
- Các cấp lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo các nguồn lực triển khai hoạt động bồi dưỡng, từ đó quan tâm và tích cực chỉ đạo việc huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch bồi dưỡng.