8. Bố cục luận văn
2.4. Thực trạng về quản lý bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng
Stt Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Xây dựng các chính sách, chế độ khuyến khích việc nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ giáo viên
0 49 27 6 13 2.82 6
2 Tạo điều kiện về tài lực và vật
lực cho giáo viên giảng dạy tốt 0 38 27 13 17 3.09 4 3
Tổ chức tốt các phong trào thi đua, hội giảng trong nhà trường nhằm tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên
0 36 26 12 21 3.19 3
4
Chỉ đạo thực hiện đầy đủ cơ sở vật chấ, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên
0 39 32 19 5 2.89 5
5
Chỉ đạo việc tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính, thời gian cho giáo viên khi tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
0 7 33 25 30 3.82 1
6
Xây dựng cảnh quan nhà trường (bàn ghế, bảng, sân chơi, bãi tập, vườn hoa cây cảnh, hệ thống điện chiếu sáng, nước sạch...) thuận lợi cho công tác giảng dạy
0 31 15 36 13 3.33 2
7
Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, trang web, mạng internet, wifi, mail, các phần mềm hỗ trợ dạy học và sinh hoạt chuyên môn… tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên trong việc trao đổi, cập nhật thơng tin, học tập nâng cao trình độ phục vụ cho dạy học
Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng NLDH cho GVTH được đánh giá ở mức độ trung bình với ĐTB từ 2.82 đến 3.82. Yếu tố thực hiện khá, tốt là “Chỉ đạo việc tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính, thời gian cho giáo viên khi tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng” với (ĐTB=3.82).
Sau đó là : Xây dựng cảnh quan nhà trường (bàn ghế, bảng, sân chơi,
bãi tập, vườn hoa cây cảnh, hệ thống điện chiếu sáng, nước sạch...) thuận lợi cho công tác giảng dạy” và “Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, trang web, mạng internet, wifi, mail, các phần mềm hỗ trợ dạy học và sinh hoạt chuyên môn… tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên trong việc trao đổi, cập nhật thơng tin, học tập nâng cao trình độ phục vụ cho dạy học” với (ĐTB=3.33). Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đảm bảo nguồn lực thực hiện bồi dưỡng NLDH cho GVTH.
Tuy nhiên, yếu tố “Xây dựng các chính sách, chế độ khuyến khích việc nâng
cao trình độ đào tạo cho đội ngũ giáo viên; Chỉ đạo thực hiện đầy đủ cơ sở vật chấ, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên; Tạo điều kiện về tài lực và vật lực cho giáo viên giảng dạy tốt” chưa đáp ứng kỳ vọng. Có thể
thấy, về cơ bản tài chính vẫn là vấn đề nan giải đáng quan tâm. Thực tế, qua tìm hiểu cho thấy:
- Quản lý tài chính: cơng tác quản lý tài chính đối với cơ sở bồi dưỡng NLDH được thực hiện theo đúng các văn bản của Bộ tài chính và UBND các tỉnh Quảng Ninh quy định. Nguồn tài chính cho hoạt động bồi dưỡng NLDH của các cơ sở được thực hiện bởi: nguồn nhân sách Nhà nước, nguồn chi cho các chương trình mục tiêu, nguồn thu của học viên tham gia các khóa bồi dưỡng (theo nhu cầu, nguyện vọng) và một số nguồn khác như các dự án phi chính phủ, từ nguồn tham gia nghiên cứu khoa học… Việc sử dụng các nguồn kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng được các cơ sở bồi dưỡng thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, thường xuyên báo cáo tài chính theo quy định, thực hiện kiểm tra giám sát của các cơ quan cấp trên và thanh tra nhân dân theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về cơ sở vật chất, thiết bị:
Qua điều tra khảo sát các cơ sở bồi dưỡng NLDH, nhìn chung cơ sở vật chất hiện nay của các Trường mới chỉ đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi phục vụ cho giai đoạn hiện tại. Cụ thể như sau:
+ Về giảng đường, phòng học:
Số giảng đường và phòng học hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là các phòng học giảng đường phù hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập.
+ Về thư viện:
Các trường đều có thư viện, tuy nhiên tài liệu, sách trong thư viện chủ yếu là tiếng Việt, ít có tài liệu tiếng nước ngoài, chưa đáp ứng được đòi hỏi phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
+ Về thiết bị dạy học:
* Hiện nay, các cơ sở bồi dưỡng đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, các phịng học bộ mơn được tăng cường lắp đặt như phòng học ngoại ngữ Lab, phòng học đa phương tiện; tuy nhiên sự trang bị mua sắm thiết bị còn thiếu đồng bộ do kinh phí có hạn; Bên cạnh đó một số trang thiết bị giảng dạy cũ còn lạc hậu không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.
* Vấn đề sử dụng thiết bị giảng dạy của giảng viên đã có chuyển biến mạnh mẽ đối với những giảng viên trẻ, tuy nhiên đội ngũ giảng viên tuổi cao có hạn chế trong ứng dụng trang thiết bị dạy học hiện đại. Bên cạnh đó các trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ nên chưa phát huy hiệu quả cao của giờ lên lớp.