8. Bố cục luận văn
2.4. Thực trạng về quản lý bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu
2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng
Việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là việc làm cần thiết nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nâng cao nhận thức, kiến thức, khả năng tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu tham khảo, đúc rút kinh nghiệm, tạo tiền đề để ngày càng nâng cao chất lượng GDTH. Kết quả khảo sát qua về quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng thu được qua bảng sau:
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng Stt Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò, ý nghĩa của nâng cao NLDH
0 33 10 15 37 3.59 2
2
Nâng cao khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp với đặc thù môn học
0 59 5 12 19 2.91 4
3
Hiệu trưởng quán triệt nâng cao nhận thức cho giáo viên về nâng cao NLDH và tầm quan trọng của NLDH.
0 29 23 27 16 3.32 3
4
Nâng cao kiến thức, kĩ năng dạy học của giáo viên
0 49 27 6 13 2.82 5
5
Nâng cao kĩ năng kiểm tra, đánh giá cho học sinh theo năng lực
0 14 20 34 27 3.78 1
Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng ở mức độ trung bình, khá với ĐTB đạt 2.82 đến 3.78. Nội dung được CBQL, GV đánh giá ưu điểm nhất là“ Nâng cao kĩ năng kiểm tra, đánh giá cho học sinh theo năng lực” có X = 3.78. Sau đó là nội dung: “ Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên
về vai trò, ý nghĩa của nâng cao NLDH” với X = 3.59.
Qua ý kiến trả lời của GV tham gia các khóa bồi dưỡng cho thấy: ý kiến cho rằng mục tiêu các khóa bồi dưỡng được cơng bố cơng khai, và có tầm quan trọng để mỗi GV thấy được nhiệm vụ của bồi dưỡng NLDH. Đặc biệt đối với CBQL các trường TH thấy được yêu cầu thiết yếu để thực hiện đổi mới GDP hiện nay là cần nâng cao NLDH cho GV. Các cơ sở bồi dưỡng GV hiện đã xây dựng được một số mục tiêu quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV, hướng tới nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường và nâng cao chất lượng GDTH.
Bên cạnh đó, một số nội dung cịn chế như: Nâng cao khả năng xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp với đặc thù môn học; Nâng cao kiến thức cho giáo viên về môn học đảm bảo nội dung dạy học chính xác, hệ thống và vận dụng được các kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp liên mơn.
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa phần CBQL trường TH chưa nắm được hoặc hiểu rất mơ hồ về định hướng đổi mới giáo dục và còn mơ hồ về mục tiêu bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng thiếu định lượng đặc biệt chưa tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng làm tiền đề cho công tác bồi dưỡng cho giai đoạn kế tiếp.