Nội dung quản lý bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 42)

8. Bố cục luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.4.2.1. Quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Mục tiêu quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên, góp phần khẳng định vị thế của trường, khẳng định thương hiệu của trường.

Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng, chính là đạt chuẩn nghề nghiệp. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định. Cụ thể, qua việc quản lí bồi dưỡng NLDH cho GV nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng và thái độ của GV đối với hoạt động dạy học.

Mục tiêu của việc bồi dưỡng NLDH cho GV là tăng cường sự hiểu biết của ĐNGV về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay; thấm nhuần các nguyên lý giáo dục và nắm vững nguyên tắc giáo dục, các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của ngành trong việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, NLDH để từ đó tạo ra chuyển biến tích cực về mặt nhận thức trong hành động.

Để làm được điều này, người HT phải quán triệt, phân tích, bàn luận để GV thấy được việc bồi dưỡng nâng cao NLDH là một yếu tố tất yếu đáp ứng công cuộc đổi mới ngày nay.

Căn cứ vào mục tiêu chung về đổi mới giáo dục, thực trạng bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng để xác định mục tiêu bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng phải liên kết với mục tiêu đạt được nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên và mục tiêu phát triển giáo dục trung học ở địa phương.

Quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao NLDH cho GV, giúp cho GV có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về nhu cầu và đặc điểm của học

sinh và sử dụng các thông tin thu được vào dạy học có hiệu quả; có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm của học sinh và môi trường giáo dục; có kỹ năng soạn giáo án; có kiến thức về môn học để đảm bảo nội dung dạy học chính xác, hệ thống và vận dụng được các kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp liên môn; biết vận dụng các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học và ứng dụng ICT vào dạy học có hiệu quả; xây dựng và quản lý hồ sơ dạy học theo đúng quy định; vận dụng việc đổi mới phương pháp KTĐG để đánh giá chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan và có tác dụng thúc đẩy học tập của học sinh; biết sử dụng các thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học hiệu quả; quản lý hoạt động học tập của học sinh khoa học và xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực.

1.4.2.2. Quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Nội dung chương trình bồi dưỡng NLDH cho GVTH phải phù hợp với yêu cầu của Bộ GD&ĐT, đáp ứng được nhu cầu của GVTH. Để thỏa mãn được hai yêu cầu trên, nội dung chương trình bên cạnh những phần cứng quy định, cần có những phần mềm tự chọn, cần chú trọng thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng cho người học.

Lựa chọn nội dung, chương trình bồi dưỡng:

- Nhằm tối ưu hóa mục tiêu bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và cấp thiết của GV, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót cần lựa chọn nội dung bồi dưỡng căn cứ vào nhiệm vụ GV được giao; bối cảnh thực tiễn; năng lực thực hiện và hoàn cảnh của mỗi GV... Trong đó căn cứ vào năng lực thực hiện nhiệm vụ của GV so với yêu cầu nhiệm vụ là hướng căn bản để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo các nguyên tắc: (i) phù hợp với mục tiêu của công tác bồi dưỡng; (ii) “không áp đặt”; (iii) hình thức, nội dung bồi dưỡng đa dạng nhưng nhất quán trong trường, gắn với thực tiễn địa phương; (iv) nội dung và phương pháp bồi dưỡng cập nhật, hiện đại và ổn định tương đối; (v) đảm bảo tính kế thừa; (vi) linh hoạt, mềm dẻo; (vii) thiết thực, phù hợp và khả thi.

- Nội bồi dưỡng NLDH cho GVTH là tiếp nối những tri thức đã được đào tạo ở trình độ ban đầu. Do đó nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với mục tiêu và hình thức

của từng loại hình bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng cần đáp ứng yêu cầu của GVTH trên từng địa bàn, bên cạnh những quy định chung của nhà nước.

Nội dung bồi dưỡng NLDH cho GVTH bao gồm:

- Các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa trí thức và đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp lựa chọn và tiếp cận các thông tin khoa học cần thiết cho công tác dạy học và giáo dục.

- Các kiến thức kỹ thuật dạy học, kỹ năng dạy học và kĩ năng đổi mới, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học trong giai đoạn hoenej nay....

- Kiến thức về chính trị xã hội, phẩm chất đạo đức nhà giáo; Kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và Kỹ năng sư phạm mà người học cần phải được lĩnh hội để đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 3 nhóm chính như sau:

+ Nhóm nội dung chính trị xã hội: Gồm triết học, chính trị, các chủ trương chính sách của Đảng, quy định và pháp luật của Nhà nước;,... góp phần chủ yếu vào việc giáo dục phẩm chất chính tri, đạo đức, lối sống, thái độ cho giáo viên.

+ Nhóm nội dung bồi dưỡng kiến thức: Bao gồm các nội dung khoa học cơ bản, lý thuyết cơ bản, lý thuyết về chuyên môn và các nội dung thực hành như: Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về GDTH, Kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học, mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục tiểu học; ...

+ Năng lực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: có ý thức và tinh thần học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ; có phương pháp tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá năng lực bản thân; có tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm và hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn.

+ Thúc đẩy, khuyến khích GV tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học sư phạm vào thực tế dạy học, giáo dục: có năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết sáng kiến kinh nghiệm và các chuyên đề chuyên môn; biết vận dụng các sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tế dạy học, giáo dục trong nhà trường; có năng lực hướng dẫn, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh tiểu học.

+ Tổ chức cho GV xây dựng, phát triển chương trình dạy học, giáo dục và bồi dưỡng giáo viên: có năng lực biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu dạy học và BDGV; biết vận dụng chương trình dạy học, giáo dục vào thực tiễn.

1.4.2.3. Quản lý thực hiện hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi dưỡng. Nó thể hiện việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thực hiện thành lớp hay theo nhóm, ở tại huyện hay tổ chức thực hiện kết hợp với tham quan thực tế... Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng là cách thức lựa chọn các phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng, nội dung được bồi dưỡng, mục tiêu bồi dưỡng và phù hợp cả cơ sở vật chất, kinh phí được bồi dưỡng.

Do vậy, quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng bao gồm việc lựa chọn, chỉ đạo thực hiện các phương pháp, hình thức bồi dưỡng sau:

Quản lý hình thức bồi dưỡng

Tổ chức bồi dưỡng tập trung: Hội thảo, hội thi, giao lưu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, ....

Tổ chức bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn (theo kế hoạch của Sở GD&ĐT; phòng GD&ĐT; trường tiểu học).

Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như: Trải nghiệm thực tiễn,…

Tổ chức các hình thức tự bồi dưỡng,, tự học thông qua tự học (đọc sách chuyên môn, đọc tài liệu trên Internet, tự nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp…)

Quản lý phương pháp bồi dưỡng:

Quản lý phương pháp bồi dưỡng bằng phương pháp tập huấn, bồi dưỡng NLDH thông qua tự học và rèn luyện, có thể sử dụng các phương pháp thuyết trình, thảo luận, dạy học dựa vào vấn đáp, thực hành,…

1.4.2.4. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Các điều kiện hỗ trợ cho công tác dạy học của GV bao gồm CSVC, trang thiết bị và chế độ chính sách phục vụ cho QTDH.

CSVC, trang thiết bị bao gồm trường sở, thiết bị chung, thiết bị dạy học bộ môn và thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục khác. CSVC, trang thiết bị dạy học là điều kiện duy trì các hoạt động dạy học, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới PPDH. Đồng thời tạo điều kiện hứng thú cho HS học tập và rèn luyện các kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Người HT quản lý, tổ chức tốt các điều kiện CSVC, trang thiết bị góp phần rèn luyện kỹ năng dạy học cho GV, đây là điều kiện quan trọng để bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV.

Ngoài ra người HT cần thực hiện tốt các chế tài kinh tế, tâm lý xã hội trong hoạt động bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV; cần có biện pháp kích thích bằng kinh tế, động viên bằng tinh thần.

Việc huy động và sử dụng có hiệu quả phương tiện bồi dưỡng góp phần quan trọng để nâng chất lượng bồi dưỡng. Có thiết bị dạy học tốt thì giảng viên mới có thể triển khai được quá trình dạy học khoa học, lôi cuốn được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình học tập và học viên cũng có cơ hội tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực.

Cung cấp các kỹ năng ICT và sử dụng ICT để thực hiện dạy học trong BDGV là yếu tố quan trọng giúp hoạt động bồi dưỡng thành công. Áp dụng CNTT và truyền thông trong bồi dưỡng sẽ giúp giảng viên đổi mới phương pháp dạy, học viên đổi mới phương pháp học với nhiều hình thức phong phú. Nhờ có CNTT và truyền thông giáo viên cũng có thể thực hiện việc học tập mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và học suốt đời. Internet chứa đựng nguồn tài nguyên tri thức vô tận, nguồn học liệu phong phú mà mỗi giáo viên có thể khai thác học tập, trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, giúp cho mỗi giáo viên có nhiều cách lực chọn hình thức phương pháp, kết hợp nhiều hình thức phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

Đảm bảo kinh phí phục vụ bồi dưỡng: Công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng cần phải hoạch định các nguồn tài chính nhằm đảm bảo chế độ, chính sách cho người tham gia bồi dưỡng, cung cấp tài liệu và bổ sung, bảo trì, nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học phục vụ bồi dưỡng, cũng như đảm bảo những yêu cầu khác đặt ra trong quá trình bồi dưỡng.

1.4.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cho các nhà quản lý giáo dục biết được mức độ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bồi dưỡng, đồng thời đánh giá được những quyết định có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể để đạt được mục tiêu. Kiểm tra không những để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng mà còn là cơ sở để thực hiện cho một quá trình quản lý bồi dưỡng tiếp theo.Việc thực hiện kiểm tra công tác quản lý BDGV được thực hiện theo các bước sau:

- Xây dựng các tiêu chuẩn:

Thiết lập chuẩn đánh giá dựa trên các tiêu chí thực hiện mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung bao gồm:

+ Đánh giá phản ứng của người học: học viên đánh giá như thế nào về hoạt động bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá bồi dưỡng và vào những thời điểm sau bồi dưỡng.

+ Đánh giá kết quả học tập: xác định học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học; kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

+ Đánh giá những thay đổi trong công việc: Xác định người học áp dụng những điều đã học vào dạy học, giáo dục như thế nào và những thay đổi đối với việc thực hiện dạy học, giáo dục.

+ Đánh giá về mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng: đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng; công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng; nội dung chương trình bồi dưỡng; tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng; việc huy động các nguồn lực phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng.

Tiến hành lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp đánh giá phù hợp; thu thập thông tin thường xuyên qua nhiều phương diện, đối tượng khác nhau để có kết quả đánh giá khách quan, chân thực. Hoạt động KTĐG bồi dưỡng trên nguyên tắc là thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau: trước bồi dưỡng, trong quá trình bồi dưỡng và sau khi kết thúc bồi dưỡng.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá:

Để thực hiện việc KTĐG có hiệu quả đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng tham gia vào quá trình KTĐG. Mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện các nội dung, phương thức đánh giá theo vai trò, trách nhiệm của mình.

- Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh công tác quản lý bồi dưỡng: Kết quả KTĐG được đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra để phân tích những mặt mạnh và yếu của quá trình bồi dưỡng. Từ đó, các nhà quản lý đưa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện bồi dưỡng.

Kiểm tra đánh giá bồi dưỡng NLDH không thể thiếu các hoạt động sau đây: - Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong năm học nhằm thanh tra toàn diện nhà giáo. Trong năm học, đảm bảo ít nhất 12% số giáo viên được thanh tra. Đối tượng được thanh tra là các GV chuẩn bị được nâng bậc lương, các GV trong giai đoạn tập sự....

- Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng NLDH của GV thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Nhà QLGD có thể cơ bản nắm được hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)