Yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 28 - 40)

8. Bố cục luận văn

1.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường tiểu học đáp ứng yêu

1.3.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục

Trong xu thế tồn cầu hóa, giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với xu thế giáo dục nhân văn hiện nay đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận quá trình giáo dục. Các tác động của bối cảnh giáo dục đòi hỏi sự thay đổi giáo dục và sự đáp ứng của giáo viên để thực hiện những thay đổi này. Mục tiêu giáo dục thay đổi theo tiếp cận phát triển năng lực người học sẽ đặt ra những yêu cầu cao về năng lực của người giáo viên tiểu học. Dạy học dựa vào nội dung chủ yếu yêu cầu người học biết cái gì, cịn dạy học dựa vào năng lực yêu cầu người học biết làm

gì từ những điều đã biết. Điều đó đồng nghĩa với việc cần thiết phải đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH có nghĩa là khắc phục lối truyền thụ một chiều từ PPDH truyền thống bằng PPDH tích cực. Muốn đổi mới, người thầy phải có kiến thức, nắm vững các PPDH, kỹ thuật dạy học, có kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học và áp dụng CNTT và truyền thông vào dạy học một cách nhuần nhuyễn.

Tiếp cận năng lực là yếu tố đổi mới căn bản, tồn diện nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng, trong đó tích hợp và phân hóa là hai yêu cầu được thực hiện trong nội dung chương trình đổi mới. Điều đó có nghĩa là giáo viên khơng chỉ có kiến thức về mơn học đảm nhiệm mà còn phải am hiểu những kiến thức ở những lĩnh vực khác liên quan, tức là phải có kiến thức sâu và rộng. Trong dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, giáo viên khơng chỉ là người truyền thụ kiến thức mà cịn đóng vai trị tổ chức, kiểm tra, định hướng học tập cho học sinh, không đơn thuần chuyển tải những kiến thức “có sẵn” ở SGK mà phải chủ động xây dựng các chủ đề và tổ chức dạy học có hiệu quả. Đồng thời, giáo viên cần có những kiến thức, kỹ năng để thực hiện vai trò chỉ đạo hướng dẫn, phối hợp hoạt động trong điều kiện mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng người học tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Để thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả cần phải ứng dụng ICT vào dạy học trong nhà trường để tạo ra mơi trường đa phương tiện. Giáo viên cần phải có những kỹ năng cần thiết trong sử dụng máy tính, khai thác Internet, biết soạn giảng bằng giáo án điện tử…

Việc chuyển từ kiểm tra, đánh giá coi trọng đánh giá kết quả đầu ra, đo lường kết quả bằng điểm số sang đánh giá toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh địi hỏi người giáo viên phải có kiến thức phân tích tổng hợp vấn đề, có các kỹ năng, kỹ thuật về xây dựng, ra đề kiểm tra và cách tổ chức thực hiện quá trình đánh giá.

Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cần tập trung phát triển năng lực sáng tạo như là một năng lực cốt lõi của nguồn nhân lực trong thế kỉ 21. Sáng tạo trong học tập của học sinh là hoạt động tìm tịi, khám phá để giải quyết vấn đề trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới. Học sinh khơng những lĩnh hội tri thức mà cịn cịn biết vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng trong trải nghiệm thực tế và thực tiễn đời

sống. Muốn dạy học giải quyết vấn đề sáng tạo thì phải có những người giáo viên sáng tạo. Đề cập đến đặc điểm của một giáo viên sáng tạo, Trần Thị Bích Liễu cho rằng: “Người giáo viên sáng tạo là giáo viên có năng lực sáng tạo; sử dụng các PPDH sáng tạo để phát triển năng lực tò mò, khám phá, tưởng tượng và tư duy sáng tạo của học sinh;có sự độc đáo trong phương pháp dạy học; độc lập, tự chủ đối với việc phát triển chuyên môn, đánh giá cao sự sáng tạo của học sinh, của bản thân và đồng nghiệp; nhiệt tình, tâm huyết, biết cách dạy cho học sinh tìm kiếm thơng tin và phương pháp tự học” [dẫn theo 23, tr.17,18].

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngoại ngữ là điều kiện cần thiết cho giáo viên để giao lưu, học tập nghiên cứu, làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Muốn vậy, mỗi người cần có ý thức học tập để trang bị cho bản thân một vốn kiến thức ngoại ngữ cần thiết phục vụ cho việc dạy và học.

Trước bối cảnh đổi mới giáo dục địi hỏi người giáo viên tiểu học phải có học vấn sâu và rộng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học giáo dục, có kỹ năng dạy học tích cực, dạy học giải quyết vấn đề sáng tạo, kiểm tra đánh giá, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, trình độ ngoại ngữ… Người giáo viên không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà cịn là một nhà khoa học, nhà văn hố, nhà đạo đức, nhà hoạt động xã hội...[3]

Như vậy, bồi dưỡng NLDH cho GVTH là một trong những yêu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình tiểu học. Công tác bồi dưỡng NLDH cho GVTH nếu được tính tốn kỹ càng, sát thực tiễn thì sẽ tạo hiệu quả cao cho giáo dục tiểu học, giảm được sự lãng phí khơng cần thiết và góp phần vào thành cơng của đổi mới chương trình phổ thơng, trong đó có giáo dục tiểu học.

1.3.2. Đặc điểm giáo viên tiểu học và yêu cầu về năng lực dạy học đặt ra cho giáo viên

1.3.2.1. Đặc điểm của giáo viên tiểu học

Nhóm tác giả sách “Tâm lý học” (do Phạm Minh Hạc chủ biên) [23] phân tích đặc điểm lao động của người thầy giáo theo những góc độ khác nhau. Xuất phát từ đặc tính của đối tượng lao động và công cụ lao động, lao động của người giáo viên có những đặc điểm đặc trưng sau:

Kết quả lao động sư phạm không phải là những sản phẩm vật chất mà là nhân cách xã hội chủ nghĩa, kết quả này phong phú đa dạng, khó đánh giá.

Đối tượng của lao động sư phạm phát triển theo những quy luật tâm lý riêng. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động giáo dục, chúng góp phần quan trọng vào kết quả của hoạt động sư phạm.

Công cụ lao động sư phạm rất độc đáo: đó là tri thức chung và tri thức chuyên môn nghiệp vụ; là hệ thống kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo dục.

+ Xuất phát từ góc độ tổ chức lao động thì lao động sư phạm thực hiện cả 3 phạm vi (cá nhân, tập thể, xã hội). Trong phạm vi cá nhân lao động sư phạm bao gồm bước chuẩn bị bài và bước lên lớp. Phần chuẩn bị bài kéo dài trong thời gian, không gian. Trong phạm vi tập thể lao động sư phạm coi tập thể giáo viên, học sinh như một nhân tố giáo dục quyết định. Trong phạm vi xã hội người thầy tham gia vào sự nghiệp giáo dục toàn thể xã hội một cách có chun mơn, bởi vậy, khả năng tổ chức rất cần thiết.

+ Xuất phát từ chức năng xã hội, xét những địi hỏi và tính phức tạp của lao động sư phạm thì lao động của người giáo viên giống như lao động của một nhà khoa học, một nhà văn, một nghệ sỹ.

Ngoài những đặc điểm chung của lao động sư phạm, người giáo viên tiểu học có một số đặc điểm riêng đó là:

Giáo dục tiểu học là một bậc học khởi đầu của giáo dục phổ thông. Theo Luật Giáo dục, trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đều phải bắt buộc vào bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi học sinh bắt đầu học lớp 1 là 6 tuổi. Trẻ em 6 tuổi lúc này bắt đầu chuyển hẳn sang một giai đoạn mới - giai đoạn học tập.

Giáo dục tiểu học nhằm đạt đến mục tiêu : “... giúp học sinh hình thành những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở

[4]. Có thể nói bậc tiểu học như cái nền nhà của ngôi nhà kiến thức của mỗi con người. Cái nền ấy vững chắc hay không vững chắc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, sự tồn tại của ngơi nhà. Chính vì điều đó, giáo dục tiểu học địi hỏi sự cơng phu, cẩn thận, tỷ mỉ hơn lúc nào hết. Do vậy lao động sư phạm của giáo viên tiểu học cũng sẽ mang những đặc thù riêng biệt.

Một điều cần đề cập ở đây đó là do giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc và có tính phổ cập nên qui mô phân bố của các lớp học tiểu học sẽ là rộng nhất so với các bậc học khác. Có thể nói, ở đâu có trẻ em thì ở đó có giáo dục tiểu học, có lớp tiểu học. Điều này sẽ mang lại sự khác biệt của đội ngũ giáo viên tiểu học với giáo viên bậc học khác trong lao động sư phạm.

Đối tượng lao động phức tạp hơn về tính cách. Học sinh tiểu học hiếu động, ngây thơ, trong sáng tính tình thay đổi thất thường, mức độ phát triển trí tuệ, tình cảm cao hơn, nên khả năng thẩm định, đánh giá phẩm chất năng lực của giáo viên rõ nét hơn, học sinh lại học nhiều môn, nhiều thầy, địi hỏi phải có hàng loạt kỹ năng mới. Vì vậy, lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học trở nên phức tạp hơn, căng thẳng hơn, địi hỏi trí lực, tâm lực cao hơn.

1.3.2.2. Yêu cầu về năng lực dạy học đặt ra cho giáo viên tiểu học

NLDH là bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc nhân cách của nhà sư phạm, được biểu hiện ở năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực tự hoàn thiện. NLDH là tổng hợp những đặc điểm tâm lý của cá nhân, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công trong việc nắm vững các hoạt động ấy.

Lê Thị Xuân Liên [31], khi bàn về NLDH (năng lực dạy học) cho rằng, ở Việt Nam, trên tinh thần đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, các yêu cầu về năng lực cơ bản của người giáo viên bao gồm:

+ Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học. + Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học.

+ Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học.

+ Năng lực giám sát, đánh giá các kết quả hoạt động dạy học.

+ Năng lực giải quyết những vấn đề nãy sinh trong thực tiễn dạy học.

Hệ thống các năng lực trên thể hiện trong toàn bộ hoạt động giáo dục, chúng hỗ trợ và chi phối lẫn nhau, đồng thời nó tạo ra nhân cách điển hình của người giáo viên.

- Tác giả Trần Công Dương [13] dưới góc độ q trình hoạt động giáo dục- giáo dục, tác giả trình bày thành các nhóm năng lực sau:

+ Nhóm năng lực xây dựng các dự án, kế hoạch dạy học - giáo dục. + Nhóm năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học - giáo dục. + Nhóm năng lực giám sát, đánh giá hoạt động dạy học - giáo dục.

+ Nhóm năng lực nghiên cứu giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn dạy học - giáo dục.

+ Nhóm năng lực tự bồi dưỡng.

- Theo quan điểm của nhóm tác giả Phạm Thanh Huyền và Trần Việt Cường (2009), [27, tr.45] thì năng lực sư phạm được phân thành 3 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất: gồm các năng lực kiềm chế, tự chủ; năng lực điều khiển được trạng thái tâm lý - tâm trạng của mình khi tiến hành các hoạt động sư phạm.

+ Nhóm thứ hai: gồm các năng lực dạy học, gắn liền với việc truyền đạt thông tin cho học sinh như: năng lực khoa học, năng lực chuyên môn, năng lực ngơn ngữ...

+ Nhóm thứ ba: gồm các năng lực tổ chức, giao tiếp trong quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Năng lực tổ chức thể hiện ở hai mặt: Tổ chức công việc của bản thân mình, tổ chức học sinh. Ngồi ra cịn là năng lực giao tiếp, óc quan sát và sự khéo léo sư phạm, năng lực ám thị và lôi cuốn học sinh...

Theo một cách tiếp cận khác, năng lực dạy học của người giáo viên bao gồm: Năng lực chuẩn bị gồm: chọn lựa các tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy; xác định mục tiêu bài giảng; các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các khả năng xảy ra và các phương án xử lí. Tất cả các kĩ năng cụ thể này phải được chuẩn bị đầy đủ và được viết ra dưới dạng bản kế hoạch (kế hoạch giảng dạy cụ thể).

Năng lực thực hiện: được thể hiện trong quá trình giảng dạy và giáo dục, gồm các kĩ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung mới, luyện tập kĩ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra và khuyến khích học sinh. Để thể hiện năng lực thực hiện một cách tốt nhất, giáo viên cần quan tâm đến ba yếu tố cơ bản là: năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học; năng lực giao tiếp.

Năng lực đánh giá: giúp giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của người học. Trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh cách dạy của mình để đạt hiệu quả cao. Để đánh giá khách quan, chính xác, cơng bằng, người giáo viên phải có năng lực đánh giá (cả thành công và hạn chế của học sinh). Việc đánh giá đúng, trung thực không chỉ tác động mạnh mẽ đến thái độ, kết quả học tập của học sinh mà còn tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Mặt khác, thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên tự đánh giá được khả năng giảng dạy của mình.

Năng lực tổ chức gồm: năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa các giáo viên với nhau trong các hoạt động giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chính khóa, ngoại khóa…).

NLDH của nhà giáo trước hết là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục đạt kết quả với chất lượng cao; là tổ hợp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thể hiện năng lực sư phạm; khả năng lĩnh hội và vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó trong những trường hợp cụ thể, kể cả những xu hướng nghề nghiệp sư phạm tích cực, bao gồm: khả năng khơi dậy ở học sinh say mê học tập, khát khao hướng thiện; khả năng định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, vận động, cổ vũ cho người học và quá trình học tập, rèn luyện của người học; khả năng truyền đạt, sử dụng ngơn ngữ, quan sát, phán đốn, đánh giá...; khả năng giao tiếp, sự khéo léo trong ứng xử sư phạm; có lịng u nghề, có hứng thú giảng dạy và giáo dục cho học sinh; tích cực cải tiến, đổi mới hoạt động dạy học, làm cho học sinh hứng thú trong việc tìm tịi, khám phá cái mới, cái đẹp, phát huy được tài năng và khả năng sáng tạo của con người [31].

Từ phân tích trên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, cần có năng lực, nhóm năng lực dạy học sau:

Nhóm năng lực nhận biết, hiểu học sinh trong quá trình dạy học - giáo dục. Nhóm năng lực xây dựng các dự án, kế hoạch dạy học - giáo dục.

Nhóm năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học - giáo dục. Nhóm năng lực giám sát, đánh giá hoạt động dạy học - giáo dục.

Nhóm năng lực nghiên cứu giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn dạy học - giáo dục.

Năng lực tư vấn giáo dục Năng lực nghiên cứu Năng lực xã hội Năng lực chuẩn đoán Năng lực đáp ứng Năng lực đánh giá

Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 28 - 40)