Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất phù hợp để phục vụ bồi dưỡng năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 107 - 110)

8. Bố cục luận văn

3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường Tiểu

3.2.4. Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất phù hợp để phục vụ bồi dưỡng năng

dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

a. Mục tiêu biện pháp

Quản lý có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng NLDH cho giáo viên một mặt nhằm tạo được giá trị và tác dụng của thành tố này trong cấu trúc của quá trình bồi dưỡng và hỗ trợ đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, một trong những yếu tố hết sức quan trọng cùng với việc đổi mới quy trình, chương trình nội dung giáo dục TH là cần phải đầu tư, phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng NLDH.

Huy động các nguồn lực về con người, về CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bồi dưỡng GV nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để GV được BD nâng cao năng lực dạy học.

Đầu tư về CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

+ Nâng cao nhận thức cho các chủ thể về vai trò, tầm quan trọng của quản lý sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đối với quá trình bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên.

+ Kiểm tra, rà sốt tình hình đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng NLDH trong thời gian qua và nhu cầu sử dụng trong những năm tiếp theo.

+ Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất cho các khóa bồi dưỡng NLDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đồng thời kiểm kê đánh giá số lượng và chất lượng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường so với nhu cầu sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trong hoạt động bồi dưỡng NLDH của nhà trường.

+ Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa về cơ sở vật chất và dự trù mua sắm mới. Thực hiện tốt việc sử dụng và khai thác tối đa các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng NLDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

+ Định kỳ kiểm kê tổng thể cơ sở vật chất xem thiết bị nào khơng phù hợp và những danh mục nào cịn thiếu để bổ sung kịp thời

+ Thường xuyên bồi dưỡng năng lực khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại cho các chủ thể quản lý.

c. Cách thực hiện biện pháp

+ Tăng cường quản lý, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng NLDH thì việc lập kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất cần được bộ phận thiết bị phụ trách trên cơ sở định hướng phát triển chung của nhà trường và nhu cầu của các bộ phận trong nhà trường là cần thiết. Ngoài ra, khi xây dựng kế hoạch, các yếu tố như vốn đầu tư, thời gian thực hiện, hạng mục và mức độ ưu tiên… cần được quan tâm để đảm bảo tính hài hịa và đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng phục vụ cho bồi dưỡng NLDH cho GVTH. Kế hoạch phải thể hiện rõ các nội dung về khảo sát hiện trạng, đầu tư nâng cấp các trang thiết bị dạy học, định kỳ báo cáo về tình hình và hiệu quả sử dụng, về kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng…

+ Trong cải thiện cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học, bồi dưỡng NLDH cần căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định đối với cơ sở vật chất về diện tích, khơng gian, các khu vực tự phục vụ bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên, các khu vực hỗ trợ bồi dưỡng NLDH cho GVTH… Để có cơ sở đầu tư trang thiết bị, phải xây dựng được các danh mục thiết bị ở trường mầm non, xây dựng các loại thiết bị cần thiết đối với các chuyên đề bồi dưỡng NLDH cho GVTH. Tổ chức các hội đồng đánh giá hiện trạng trang thiết bị với các quy trình, tiêu chí đánh giá rõ ràng. Tổ chức ký các hợp đồng cung cấp, mua sắm trang thiết bị. Tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng và ký bàn giao trang thiết bị cho bộ phận sử dụng, các cán bộ giáo viên được phân công bồi dưỡng. Tổ chức nhóm bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và thường xuyên các trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và nhu cầu của bộ phận sử dụng.

+ Thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá về hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng NLDH cho GVTH. Theo kế hoạch, các đoàn kiểm tra, giám sát phải tiến hành cơng việc đúng thời gian, quy trình và có biên bản đánh giá đầy đủ,

chính xác. u cầu kiểm tra phải căn cứ vào kế hoạch hàng năm, hàng q và hàng tháng. Cần có quy trình thống nhất, hướng dẫn, đánh giá với các tiêu chí rõ ràng, tiêu chuẩn định tính và định lượng đầy đủ, tránh hình thức, chung chung.

+ Đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng:

Kinh phí từ ngân sách: Kinh phí từ ngân sách cấp cho các đơn vị trường bao gồm chi lương (khoảng 80%), chi thường xuyên (khoảng 20%). Để đảm bảo cho các hoạt động bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV, Hiệu trưởng cần phải dành một phần kinh phí thích hợp để GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên, thay sách, tham gia các đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong dạy học; kinh phí phục vụ cho cơng tác tổ chức các lớp, các đợt bồi dưỡng, kinh phí để động viên, khen thưởng.

Kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho bồi dưỡng GV, kinh phí đào tạo bồi dưỡng của ngành GD&ĐT, kinh phí của mỗi cá nhân tự túc.

Kinh phí huy động từ nguồn khác bao gồm huy động từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp… Để huy động các nguồn lực đầu tư cho GD, HT cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác xã hội hóa GD, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư cho GD. Thành lập ban vận động các nguồn tài trợ để vân động nhân dân, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp tài trợ cho nhà trường về tài lực, vật lực nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, trong đó có cơng tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV.

Xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực về tài chính, kinh phí mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV. Tham mưu đề xuất kịp thời với UBND thành phố, tỉnh có chính sách hỗ trợ người đi học phù hợp với cải tiến chế độ tiền lương hiện hành.

Đối với người tham gia bồi dưỡng theo chế độ tập trung dài hạn, ngoài việc hỗ trợ kinh phí đi lại, cần hỗ trợ thêm về tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu. Đòng thời cũng có một phần kinh phí bồi dưỡng cho học viên.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng NLDH phải đảm bảo tính đồng bộ, có kế hoạch khoa học, hợp lý, phù hợp các quy định của Nhà nước và

các cấp quản lý giáo dục. Đầu tư phải đảm bảo tính hiện đại, tiên tiến thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa đổi mới giáo dục. Đầu tư cơ sở vật chất phải đảm bảo tính cơ bản, lâu dài, bền vững, phải đảm bảo tính kế thừa và đi trước đón đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 107 - 110)