Tạo môi trường và điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng gắn với tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 110 - 113)

8. Bố cục luận văn

3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường Tiểu

3.2.5. Tạo môi trường và điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng gắn với tăng

việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

a. Mục tiêu biện pháp

Tạo môi trường và điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng gắn với tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ GVTH nhằm giúp cán bộ quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu chung đã đề ra của kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển quy mô và đội ngũ đã xây dựng và hoạch định. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai và vận hành kế hoạch bồi dưỡng. Các điều kiện đó là tài lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế chính sách và cả mơi trường thuận lợi để đảm bảo triển khai thành công hoạt động bồi dưỡng. Từ việc đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng, căn cứ vào mục tiêu và nội dung bồi dưỡng huy động đủ các nguồn lực và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra, động viên, khích lệ và tạo động lực cho giáo viên tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá từng cơng đoạn sẽ giúp khẳng định được tính đúng đắn của kế hoạch và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót. Việc kiểm tra, đánh giá theo định kỳ sẽ giúp cán bộ quản lý và giáo viên nhìn nhận hiệu quả của công tác bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên, xác định trách nhiệm của cán bộ quản lý và bản thân giáo viên phát huy mặt mạnh, uốn nắn điều chỉnh sai sót cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

+ Cán bộ quản lý trường TH căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường để tổ chức kiểm tra. Các tổ chuyên môn trực tiếp kiểm tra giáo viên theo hình thức thường xuyên, định kỳ hay đột xuất.

+ Quán triệt để các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá, từ đó có nhận thức đúng về nguyên tắc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên.

+ Xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá giáo viên theo thang điểm chi tiết để lượng hóa các nội dung kiểm tra đánh giá, xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với thực tiễn của giáo viên về NLDH.

+ Định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chun mơn của giáo viên. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thơng qua phiếu điều tra, phiếu thăm dị hoặc phiếu trao đổi trực tiếp. Thu thập thơng tin bằng nhiều hình thức, lập thống kê theo biểu mẫu để có đánh giá khách quan về hoạt động bồi dưỡng NLDH của giáo viên.

c. Cách thực hiện biện pháp

+ Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên tiểu học, kết quả kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng NLDH của năm học trước… Cán bộ quản lý trường TH tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng NLDH của giáo viên trong nhà trường.

+ Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được cụ thể về thời gian và nội dung. Bên cạnh kiểm tra cụ thể về việc thực hiện nội dung, hình thức bồi dưỡng NLDH của giáo viên cịn phải thanh tra, kiểm tra các yếu tố, các điều kiện để giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng như điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, sự quản lý tổ chức lớp bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ giảng dạy, bồi dưỡng.

+ Hiệu trưởng cần ban hành các văn bản hướng dẫn các tổ chuyên môn kiểm tra trong nội bộ đơn vị, đánh giá theo từng nội dung bồi dưỡng NLDH cho GVTH đã được triển khai theo kế hoạch.

+ Hiệu trưởng cần thu thập các nguồn thơng tin cần thiết, có hướng xử lý khoa học, phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi giáo viên để có sự đánh giá đúng đăn, khách quan kết quả hoạt động từng giáo viên và cả đội ngũ. Từ đó, hiệu trưởng có sự điều chỉnh trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị nói chung và hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GVTH nói riêng và giúp cho đội ngũ giáo viên nhìn nhận được những hạn chế, có điều chỉnh dể phấn đấu hồn thành nhiệm vụ, hoàn thiện bản thân và phát huy những điểm mạnh, mặt mạnh, ưu điểm của bản thân, góp phần cùng tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Xây dựng các biện pháp để thúc đẩy tinh thần tự bồi dưỡng của GV:

Đổi mới nhận thức, thái độ của giáo viên nhằm nâng cao vai trò chủ thể của họ trong tự học, tự bồi dưỡng. Từ đó, tổ chức các hoạt động nhằm đổi mới tư duy, khuyến khích, phát huy tính tích cực về tự bồi dưỡng, chuyển quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên.

Hiệu trưởng nhà trường lập cơ chế quản lý việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng với một số nội dung cụ thể sau: coi hoạt động tự bồi dưỡng là hoạt động chuyên môn quan trọng và thường xuyên của mỗi cá nhân gắn với hoạt động chung của nhà trường, định hướng mục tiêu BDGV của nhà trường với mục tiêu bồi dưỡng của mỗi cá nhân; hướng dẫn, tư vấn nhằm hỗ trợ giáo viên xác định được nội dung tự bồi dưỡng kỹ năng tự bồi dưỡng cho bản thân mình; tạo mơi trường tự bồi dưỡng thuận lợi thông qua các hoạt động chuyên môn trong nhà trường như dự giờ, giao lưu học tập, chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo chuyên đề, cung cấp những kiến thức và phương pháp tự giám sát, tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự bồi dưỡng; động viên, khen thưởng kịp thời những tấm gương sáng tự bồi dưỡng.

Tổ chức kết hợp đa dạng các hình thức bồi dưỡng: Khơng có hình thức bồi dưỡng nào là tối ưu, có thể đáp ứng được tất cả yêu cầu bồi dưỡng đặt ra. Vì vậy, việc kết hợp đa dạng nhiều hình thức bồi dưỡng một cách hợp lí nhằm phát huy được những ưu điểm của mỗi hình thức, phù hợp với nội dung và phương pháp bồi dưỡng mới nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Tập thể lãnh đạo nhà trường đoàn kết, thống nhất và nhận thức đúng về vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH phải căn cứ vào các quy định, văn bản hiện hành của nhà nước và các cấp quản lý giáo dục.

+ Hiệu trưởng các trường cần tuyển chọn và xây dựng một số giáo viên có chun mơn tốt, có uy tín trong nhà trường để tham mưu và tham gia các đoàn kiểm tra, đánh giá giúp hiệu trưởng.

+ Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ GVTH cần phải được tiến hành một cách khách quan, công khai, dân chủ, công bằng… mới đảm bảo khơi dậy được ý thức trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân giáo viên phát huy được sự nhiệt tình và ý thức tự giác của từng giáo viên.

+ Hoạt động kiểm tra đánh gia phải hướng đến khen thưởng nếu đánh giá là tốt để động viên hoặc có thể kiểm điểm xử lý nếu đánh giá có sai phạm nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động phát triển theo hướng tích cực, nề nếp, kỷ cương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 110 - 113)