Xây dựng và triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 96 - 101)

8. Bố cục luận văn

3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường Tiểu

3.2.2. Xây dựng và triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phù hợp

với thực tế của các trường tiểu học thành phố Móng Cái và bối cảnh giáo dục

a. Mục tiêu biện pháp

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thì chương trình bồi dưỡng NLDH phải được xây dựng sát với yêu cầu về nhiệm vụ của người giáo viên, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học, kỹ

thuật và công nghệ mới được ứng dụng trong giáo dục và đào tạo; nội dung bồi dưỡng NLDH phải được xây dựng theo một phương pháp khoa học, đồng thời phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung, sửa đổi. Do đó, xây dựng và triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phù hợp với thực tế của các trường tiểu học thành phố Móng Cái và bối cảnh giáo dục là cơ sở, tiền đề để tổ chức thực hiện bồi dưỡng NLDH cho GVTH đạt được hiệu quả cao.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Bám sát mục tiêu, yêu cầu của đối tượng bồi dưỡng. Lấy đổi mới phương pháp dạy học làm trung tâm của chương trình bồi dưỡng trong mối quan hệ tổng thể giữa nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, việc tổ chức và đánh giá dạy học. Đổi mới giáo dục điểm dễ nhận thấy là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng mới là giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Vì vậy, người GV tương lai cần nắm vững được các u cầu đó trong mơi trường thực tiễn mới để tham gia vào quá trình thực hành nghề nghiệp cho bản thân được chủ động và đạt hiệu quả.

Kế hoạch giáo dục cấp TH trong Chương trình GDPT tổng thể đã thay đổi rất nhiều so với chương trình giáo dục cấp TH trước đây, như: dạy học các môn bắc buộc; dạy học các môn học được lựa chọn theo nhóm; hoạt động giáo dục bắt buộc; các chuyên đề học tập bắt buộc; nội dung giáo dục địa phương... Cấu trúc chương trình, việc phân bổ thời lượng các mơn học có nhiều thay đổi và HS cũng có cơ hội lựa chọn các mơn học để học, vì vậy các cơ sở đào tạo GV TH cần xem xét, tính tốn và xây dựng lại nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với chương trình giáo dục phổ thơng mới.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Dựa trên chương trình khung về bồi dưỡng xác định các nội dung bồi dưỡng cụ thể theo từng lĩnh vực, từng môn học, đối tượng bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng có thể chia thành 2 nhóm: khối kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực và

khối kiến thức tự chọn. Đối với khối kiến thức tự chọn thiết kế nội dung chương trình chi tiết theo từng mơ đun/chun đề bồi dưỡng nhằm phát triển nội dung bồi dưỡng NLDH của giáo viên.

Để tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thực hiện theo các bước: (1) Thành lập Hội đồng biên soạn và Hội đồng thẩm định nội dung chương trình; (2) Xác định mục tiêu nội dung chương trình bồi dưỡng; (3) Tiến hành lựa chọn hay viết nội dung chương trình; (4) Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến phản hồi và thử nghiệm nội dung chương trình; (5) Đánh giá và điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình; (6) Triển khai nội dung chương trình và tổ chức viết tài liệu, học liệu;

Phòng GDĐT thành lập Hội đồng biên soạn, lựa chọn nội dung bồi dưỡng, mời các chuyên gia, tuyển chọn những giáo viên cốt cán có năng lực để thực hiện biên soạn nội dung chương trình; chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức lấy ý kiến về các mô đun, chuyên đề bồi dưỡng đã được xây dựng. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thảo luận, góp ý nội dung chương trình bồi dưỡng.

Nội dung chương trình phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản: bám sát Khung năng lực dạy học, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nhu cầu và đối tượng bồi dưỡng, đảm bảo tính liên thơng, tích hợp, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới, vận dụng được vào thực tế dạy học, có tính đặc thù mơn học và tính đặc thù địa phương. Đồng thời, nội dung chương trình có tác dụng hỗ trợ tích cực cho giáo viên tự bồi dưỡng và có thể ứng dụng vào dạy học.

+ Tiến hành rà sốt lại nội dung chương trình bồi dưỡng NLDH . Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng NLDH đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các trường TH cử các giáo viên, cán bộ có kinh nghiệm rà sốt lại cấu trúc các chuyên đề bồi dưỡng, thời lượng dành cho các nội dung và các nội dung chi tiết của các chuyên đề và từng chuyên đề cụ thể. Trong rà soát cần chỉ ra được những nội dung phù hợp, những nội dung còn chưa phù hợp với giáo viên trường TH. Trong rà soát phải chú ý đến 30% phần mềm theo quy định của chương trình để có thể xây dựng chương trình bồi dưỡng NLDH cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường và yêu cầu của thực tiễn.

+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng NLDH theo hướng giảm bớt thời lượng ý thuyết, tăng cường thời lượng thực hành. Nội dung bồi dưỡng cần trang bị cho GV

những kiến thức mới về nội dung giáo dục và kế hoạch giáo dục cấp TH của chương trình mới. Rèn luyện cho GV các hình thức tổ chức dạy học mới: Hoạt động trải nghiệm; dạy học các chuyên đề; dạy học nội dung giáo dục địa phương... Vì vậy, chương trình bồi dưỡng cần phải thay đổi để thích ứng với những vấn đề cấp thiết đó. Ngồi ra, mục tiêu của chương trình GDPT mới là hướng đến hình thành phẩm chất và năng lực người học trong quá trình dạy học. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng cho GV cần được trang bị những kỹ năng và năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, và năng lực này là năng lực cốt lỗi trong chuẩn năng lực nghề nghiệp của GV. Do vậy trong quá trình xây dựng phát triển nội dung chương trình bồi dưỡng cần chủ động trong việc hợp lý hóa chương trình phần cứng, tăng thời lượng thực hành nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời tập trung hiệu chỉnh bổ sung kiến thức cho một số chuyên đề cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế về kiến thức và kỹ năng làm việc của đội ngũ giáo viên.

+ Tổ chức thẩm định và bổ sung, cập nhật chương trình bồi dưỡng NLDH. Khi chương trình bồi dưỡng được xây dựng hồn thiện, nhà trường cần mời chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá, dạy thử nghiệm… từ đó đánh giá tính chấp nhận được của chương trình bồi dưỡng là đánh giá hiệu suất và hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng (chất lượng khóa bồi dưỡng so với các mục tiêu đã đề ra, chi phí nguồn lực hợp lý). Qua thẩm định chương trình bồi dưỡng phải được định kỳ bổ sung sau một khóa học, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên và sự phát triển của khoa học công nghệ.

+ Ra quyết định ban hành chương trình và ban hành văn bản hướng dẫn. Khi chương trình bồi dưỡng NLDH được xây dựng, cấu trúc lại được hoàn chỉnh, nhà trường phải ra quyết định ban hành và áp dụng chương trình yêu cầu giáo viên phải thực hiện theo và kèm theo đó là văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình. Văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình phải giúp giáo viên tham gia giảng dạy nắm được tên chuyên đề, thời lượng, mục tiêu cần đạt của chuyên đề, các nội dung của chương trình bồi dưỡng thuộc chuyên đề, hình thức, phương pháp bồi dưỡng; điều kiện cần khi giảng dạy chuyên đề là gì địa điểm triển khai giảng dạy; cách thức kiểm tra đánh giá; tài liệu tham khảo…

+ Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình NLDH cải tiến. Các chương trình bồi dưỡng NLDH khi đã được cải tiến, hiệu chỉnh để việc áp dụng vào hoạt động bồi dưỡng hiệu quả thì nhà trường cần phối hợp với các trường TH tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn và dạy thử nghiệm các chương trình mới. Phải giúp giáo viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng hiểu được những nội dung cải tiến so với chương trình cũ, cách thức sử dụng chương trình, thời lượng, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá… trên cơ sở đó giáo viên đối chiếu với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân qua đó có kế hoạch bồi dưỡng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng của mình. Mặt khác, khi thực hiện chương trình bồi dưỡng mới, giáo viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng phải có những đánh giá và kiến nghị với lãnh đạo nhà trường để kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

+ Trong kế hoạch hàng năm của trường TH phải có nội dung hiệu chỉnh, bổ

sung chương trình bồi dưỡng NLDH cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cùng tính hiện đại của các nội dung bồi dưỡng. Lập kế hoạch thống nhất cho việc xây dựng, cơng bố, điều chỉnh chương trình bồi dưỡng đảm bảo khoa học, phù hợp nhưng không được phá vỡ chương trình bồi dưỡng giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

+ Tổ chức rà soát, bổ sung, chỉnh sửa nội dung, chương trình bồi dưỡng NLDH định kỳ và thường xuyên nhằm cập nhật sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cập nhật những phương pháp và kỹ thuật dạy học mới nhằm phát huy tối đa năng lực người học. Q trình được tiến hành từ việc phân tích chương trình bồi dưỡng, phân tích công việc và hoạt động của người được bồi dưỡng sau một khóa tham gia bồi dưỡng. Trên cơ sở đó xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà giáo viên TH cần để đảm bảo sau khi được bồi dưỡng giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu của giảng dạy.

+ Để xây dựng, hiệu chỉnh chương trình bồi dưỡng được hiệu quả thì quá trình tổ chức thực hiện phải có sự thống nhất từ chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hiệu chỉnh và thống nhất từ Ban giám hiệu, các Tổ chuyên môn đến tồn thể giáo viên trong trường thơng qua các văn bản quy định, quy chế và quy trình thực hiện kèm các biểu mẫu thống nhất.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Nhà trường cần giúp mỗi giáo viên hiểu được tầm quan trọng cũng như yêu cầu phải rà sốt, chỉnh sửa chương trình bồi dưỡng NLDH và đây là việc làm thường xuyên của nhà trường giúp các chương trình bồi dưỡng NLDH phải ln có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu của người tham gia bồi dưỡng.

+ Tổ chức khảo sát thực tế để có thơng tin phản hồi cần thiết cho việc xây dựng mới cũng như việc điều chỉnh nội dung chương trình bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên hiện hành.

+ Thành lập hội đồng khoa học có sự tham gia của chun gia, giáo viên có trình độ và kinh nghiệm trong bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên để thẩm định, đánh giá chương trình hiện hành và có góp ý về nội dung chương trình bồi dưỡng mới.

+ Thiết lập hệ thống “thơng tin đầu ra” về hiệu quả sau bồi dưỡng NLDH theo chuẩn nghề nghiệp, những khó khăn, bất cập… để điều chỉnh chương trình bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 96 - 101)