8. Bố cục luận văn
1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên
1.5.4. Yếu tố về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
CBQL giáo dục là chủ thể của công tác quản lý bồi dưỡng, tác động trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng. CBQL hiểu biết sâu sâu sắc về tầm quan trọng của bồi dưỡng, nắm vững được mục tiêu bồi dưỡng và thực tiễn nơi hoạt động bồi dưỡng diễn ra, khi đó mới có thể hoạch định được công tác quản lý bồi dưỡng một cách chính xác và khả thi mang lại kết quả mong muốn.
Đặc biệt, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý. Người CBQL phải có ý thức nghề nghiệp, trình độ chun mơn, nghiệp vụ và có kiến thức quản lý mới thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Người CBQL phải có những kỹ năng quản lý, biết kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra.
Tiểu kết chương 1
Năng lực dạy học là tổ hợp những đặc điểm tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sư thành công của hoạt động ấy. Giáo viên tiểu học là là giáo viên dạy trong các trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học gồm: Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực xây dựng môi trường giáo dục; Năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học.
Quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của hiệu trưởng trường tiểu học đến các khâu của hệ thống quản lý của nhà trường nhằm tạo cơ hội cho giáo viên cập nhật, bổ sung kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
Bồi dưỡng năng lực DHTH bao gồm mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng. Các yếu tố của hoạt động bồi dưỡng càng khai thác, phát huy, hiệu quả bồi dưỡng càng đạt cao và ngược lại.
Hiệu trưởng cần chú ý khai thác các yếu tố chi phối QL bồi dưỡng cho GV như cơ chế QL, bộ máy, đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, cơng nghệ thơng tin, truyền thơng. Từ phân tích trên cho thấy, QL bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở các trường Tiểu học phải có những biện pháp thích hợp. Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH
QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC