8. Bố cục luận văn
2.4. Thực trạng về quản lý bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu
2.4.5. Về kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của cơng tác quản lý, không những giúp cho nhà quản lý biết ưu điểm của cơng tác quản lý mà cịn là căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo…kết quả khảo sát nội dung này như sau:
Bảng 2.15: Về quản lý việc đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng NLDH cho giáo
viên các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Stt Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1
Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên
0 50 30 5 10 2.74 7
2
Tổ, nhóm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên
0 24 34 15 22 3.37 3
3
Tổ chức cho giáo viên báo cáo kết quả bồi dưỡng của mình cho hiệu trưởng
0 10 30 24 31 3.80 1
4
Hiệu trưởng thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với các giáo viên trong công tác bồi dưỡng năn lực dạy học
0 36 26 22 11 3.08 6
5
Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng GV Tiểu học thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Hiệu trưởng có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm
0 21 27 36 11 3.39 2
6
Kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC phục vụ cho bồi dưỡng GV
0 38 27 13 17 3.09 5
7
Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh giá
0 36 26 12 21 3.19 4
Ý kiến đánh giá về hoạt động bồi dưỡng NLDH của GVTH đạt mức độ trung bình, khá với ĐTB từ 2.74 đến 3.80. Nội dung kiểm tra được CBQL, GV đánh giá thực hiện thường xuyên nhất là “Tổ chức cho giáo viên báo cáo kết quả bồi dưỡng
của mình cho hiệu trưởng” có X = 3.80. Nội dung thứ 2 là “Kiểm tra hoạt động tự
bồi dưỡng GV Tiểu học thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Hiệu trưởng có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm” có X = 3.39. Thực tế, hiện nay công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GVTH của Phòng GD&ĐT
được tiến hành thường xuyên góp phần cho các cấp quản lý GD, các nhà trường nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng GD. Bên cạnh đó, việc đánh giá xếp loại được tiến hành có nề nếp hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt học tốt.
Tuy nhiên, các yếu tố về Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh
kịp thời sau đánh giá; Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên ; Hiệu trưởng thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với các giáo viên trong công tác bồi dưỡng năn lực dạy học còn hạn chế. Bản chất của hoạt động kiểm
tra, đánh giá chính là nhà quản lý tự kiểm tra cơng tác quản lý của chính mình. Nhà quản lý của các trường đều nhận thức tốt vấn đề này. Vì vậy, khi thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá, khi phát hiện những thiếu sót, sai lệch, điểm yếu ở các cá nhân, bộ phận, các phương pháp quản lý…người quản lý sẽ có những quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh phương pháp, cách thức quản lý của chính mình cho phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá cịn có ý nghĩa cho cơng tác quản lý là giúp các cấp quản lý theo dõi, đánh giá các chuyển biến sau kiểm tra. Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá, các bộ phận theo quy định điều chỉnh các sai lệch. Tuy nhiên trong thực tế, do việc xây dựng kế hoạch cơng việc cịn chồng chéo, số lượng cơng việc trong nhà trường giải quyết rất nhiều, nên một bộ phận công việc hậu kiểm tra, giám sát công tác điều chỉnh sau kiểm tra chưa được thực hiện triệt để. Đây là một trong những nội dung làm giảm hiệu lực của công tác quản lý, cần được nhà quản lý các trường quan tâm chỉ đạo kịp thời. Điều này cũng dẫn đến một thực trạng khác, đó chính là việc tận dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức,
sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ chưa được thực hiện tốt sau khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng
NLDH cho GVTH. Do đó, hạn chế lớn nhất của quản lý kiểm tra, đánh giá phương pháp kiểm tra đánh giá còn cứng nhắc chưa linh hoạt mềm dẻo, nặng về răn đe. Công tác tư vấn, thúc đẩy còn hạn chế chưa chỉ ra hướng giải quyết những tồn tại của GV trong quá trình tham gia bồi dưỡng. Hơn nữa, việc đánh giá, xếp loại GV chỉ dừng lại ở việc tính điểm, xếp loại GV nên chỉ tác động vào một bộ phận nhỏ GV yếu kém hoặc xuất sắc mà khơng kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Chưa coi trọng việc đối chiếu với từng tiêu chí, kiểm tra các nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu về NLDH của mỗi GV, chưa chỉ ra
phương hướng khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm về NLDH của GV nên chưa đạt được mục đích cơ bản mục tiêu bồi dưỡng đề ra.
Để tìm được biện pháp hữu hiệu tác động thay đổi thực trạng, chúng tôi cần nghiên cứu tìm mối quan hệ nhân - quả, thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GVTH như trên là do nguyên nhân nào chi phối.