Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Móng Cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 58)

8. Bố cục luận văn

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học

2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Móng Cái

Bảng 2.4: Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Móng Cái TT Trình độ đào tạo Số lượng Tỷ lệ %

1 Trung cấp chính trị 70 15.3

2 Đại học 138 30.1

3 Cao đẳng 172 37.5

4 GV giỏi cấp cơ sở trở lên 43 9.4

5 GV trung học cao cấp 0 0.0

6 Ngoại ngữ (trình độ B hoặc tương đương) 15 3.3 7 Tin học (trình độ A hoặc tương đương) 21 4.6

- Chuẩn đào tạo GV TH:

Trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của GV chiếm tỷ lệ rất cao (100%)

Về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học:

Đến nay tồn ngành có 459/459 = 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó 405/459= 88,2% trên chuẩn, tỉ lệ cán bộ giáo viên có trình độ lý luận chính trị đạt 15,6% trên tổng số cán bộ, giáo viên cấp tiểu học.

Đạt trên chuẩn 88.2%

Đạt chuẩn Đạt trên chuẩn

Biểu đồ 2.3: Số lượng giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn cấp Tiểu học Nguồn: Phịng GD&ĐT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Qua kết quả xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy, NLDH chuyên môn, kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp được đánh giá cao. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số GV xếp loại khá, kể cả trung bình. Điều này chứng tỏ, một số khơng nhỏ GV cịn hạn chế trong kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức.

Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên TH thành phố Móng Cái: Kết

quả thống kê cho thấy: GV TH ở thành phố Móng Cái cơ bản đảm bảo về số lượng. Về trình độ đào tạo, tỷ lệ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao (trên chuẩn 99.29%). Điều này chứng tỏ sự quan tâm đầu tư đào tạo, bồi dưỡng để nâng chuẩn, nâng cao chất lượng đội ngũ của thành phố. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là giữa NLDH giảng dạy và trình độ đào tạo của một bộ phận nhà giáo vẫn chưa tương xứng... Một số nhà giáo trình độ trên chuẩn nhưng hạn chế về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nhà giáo, chậm thích ứng với việc đổi mới, nên khó đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, phần lớn, nhà giáo đều đã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học và ngoại ngữ. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ chưa đạt yêu cầu về NLDH, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học.

Hạn chế về NLDH, chun mơn và kỹ năng sư phạm cịn biểu hiện cụ thể qua cách thức tổ chức dạy học, việc vận dụng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Nhiều GV vẫn chưa biết cách hoặc chưa mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức dạy học. Tình trạng đọc - chép, truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc vẫn tồn tại; chưa chú ý kết hợp học với hành, GD với thực tiễn đời sống nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vẫn theo lối mịn và mang tính một chiều, tình trạng kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức nhiều hơn kĩ năng vận dụng. Từ đó, người học thiếu kỹ năng thực hành, khi chạm vào tình huống thực tiễn cụ thể thì rất lúng túng. Ngồi ra, việc đánh giá người học cũng chưa đa dạng hóa hình thức, chủ yếu là đánh giá một chiều, người dạy đánh giá người học; bản thân người học chưa được trang bị kỹ năng tự đánh giá để có thể xác định mức độ đạt được của bản thân, nên chưa có sự điều chỉnh q trình học tập cho phù hợp. Những hạn chế trên dẫn đến chất lượng GD chưa cao.

Về phẩm chất, đạo đức, lối sống và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ GV TH, phần lớn GV có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết GV đều tận tuỵ với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao NLDH để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít nhà giáo thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất. Mặc dù tình trạng đạo đức nhà giáo ở thành phố Móng Cái khơng đến mức báo động, nhưng ngầm ẩn thể hiện ở tinh thần, thái độ thiếu nhiệt tình, tâm huyết với cơng việc, hoặc bộc lộ rõ nét qua một số hành vi lơ là trách nhiệm, khơng thực hiện hết vai trị của một GV khi lên lớp; hoặc có lời nói, hành vi cử chỉ trong quan hệ ứng xử vi phạm đạo đức của nhà giáo... làm ảnh hưởng hình tượng cao đẹp của người thầy trong suy nghĩ của HS, của xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng GD.

Nguyên nhân của những hạn chế trên phần lớn là do công tác đào tạo nâng chuẩn chưa đảm bảo chất lượng; mặt khác, công tác bồi dưỡng chưa thường xuyên và đảm bảo chất lượng. Một nguyên nhân nữa là do ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao NLDH, chun mơn của GV cịn rất hạn chế; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ nâng cao nghiệp vụ của GV chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Những hạn chế, tồn tại nêu trên về phía đội ngũ GV là thách thức rất lớn đặt ra cho GD&ĐT thành phố Móng Cái. Chính thực tế này là cơ sở để thúc đẩy chúng tơi nên có giải pháp tích cực đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV TH để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc có giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ này là vô cùng cần thiết. Khơng chỉ có tính cấp bách, cần thiết, công tác bồi dưỡng NLDH cho GV cịn vừa có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng GD TH.

2.3.2. Đánh giá về năng lực dạy học của giáo viên Tiểu học

Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi tiến hành điều tra trên các đối tượng là cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên hiện đang công tác tại trường TH trên địa bàn thành phố Móng Cái với số lượng là 20 cán bộ quản lý từ cấp tổ chuyên môn trở lên và 75 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Đánh giá về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường TH thành phố Móng Cái Stt Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt 1

Có kĩ năng nhận biết, hiểu học sinh trong quá trình dạy học - giáo dục

0 31 45 3 16 3.04 5

2 Có kĩ năng xây dựng các dự án,

kế hoạch dạy học - giáo dục 0 18 34 20 23 3.51 2 3 Có kĩ năng tổ chức thực hiện kế

hoạch dạy học - giáo dục 0 2 40 26 27 3.82 1 4 Có kĩ năng giám sát, đánh giá

hoạt động dạy học - giáo dục 0 35 15 36 8 3.15 4

5

Có kĩ năng phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò

0 25 34 6 30 3.43 3

6 Có kĩ năng đánh giá năng lực

của học sinh 0 34 34 6 21 3.15 4

Kết quả khảo sát cho thấy:

Năng lực của GVTH được thực hiện tốt nhất là: “Có kĩ năng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học - giáo dục” với ĐTB=3.82

Sau đó là: “Có kĩ năng xây dựng các dự án, kế hoạch dạy học - giáo dục” với ĐTB=3.51 và “Có kĩ năng phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò” với ĐTB=3.43

Các năng lực đánh giá thấp là: Nhóm năng lực giáo dục được đánh giá cao ở các tiêu chí: Có kĩ năng giám sát, đánh giá hoạt động dạy học - giáo dục; Có kĩ năng

đánh giá năng lực của học sinh; Có kĩ năng nhận biết, hiểu học sinh trong quá trình dạy học - giáo dục.

Kết quả khảo sát cho thấy, NLDH của ĐNGV TH thành phố Móng Cái đã đạt được một số ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhất là thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới vào năm 2020 địi hỏi người GV cần chú trọng hình thành cho học sinh cả kiến thức, kỹ năng, rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến thức mới,... trong đó chú trọng rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hố, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của HS.

Kết quả thống kê địi hỏi cần có biện pháp bồi dưỡng tích cực hơn để phát triển NLDH cho GV TH đáp ứng yêu cầu yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cấp thiết.

2.3.2. Đánh giá về năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

Để đánh giá được thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường TH về công tác bồi dưỡng NLDH cho GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đó đánh giá vai trị của nó đối với việc nâng cao NLDH của GVTH. Kết quả nhận thức của CB, GV là cơ sở để CBQL các trường xây dựng mục tiêu, chương trình bồi dưỡng cho GVTH. Kết quả khảo sát nội dung này thể hiện qua biểu đồ sau:

69.5 26.3 4.2 0.0 Tỷ lệ Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Biểu đồ 2.4: Nhận thức của CBQL và đội ngũ giáo viên về sự cần thiết bồi dưỡng

NLDH cho GVTH

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng công tác bồi dưỡng NLDH cho GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có mức độ cần thiết và rất cần thiết với tỷ lệ chiếm 95.8% (mức độ quan trong và rất quan trọng). Đây thực sự là một tín hiệu đáng trân trọng hoạt động bồi dưỡng NLDH của giáo viên trong các đơn vị trường học. Kết quả khảo sát cho thấy: Số CBQL, GV đánh giá bồi dưỡng NLDH cho GVTH theo Chương trinh GDPT mới có mức độ không quan trọng với tỷ lệ 4.2%.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV có ý kiến cho rằng công tác bồi dưỡng NLDH cho GVTH mới rất cần thiết, tuy nhiên vẫn còn 4.2% CB, GV chưa đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động này. Điều đó cho thấy, cơng tác tun truyền, bồi dưỡng nhận thức về bồi dưỡng NLDH cho GVTH đã được tuyên truyền, phổ biến nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý và giáo viên chưa nắm chắc các văn bản hướng dẫn và còn lúng túng bị động về bồi dưỡng, về Chương trình GDPT mới và các NLDH cần thiết để thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học.

2.3.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.3.3.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Nhận thức ảnh hưởng lớn đến thái độ, hành vi và hoạt động của con người. Tính tích cực của con người trong hoạt động thường xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn. Vì lẽ đó, nghiên cứu đã tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên TH. Kết quả khảo sát điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường TH thành

phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Stt Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Hồn tồn khơng cần thiết Khơng cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1

Công tác bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp nối cho đội ngũ GV

0 20 5 30 40 3.95 3

2

Công tác bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên giúp giáo viên có NLDH cần thiết đáp ứng được các vị trí việc làm trong q trình cơng tác.

0 33 16 12 34 3.49 4

3

Công tác bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên giúp đội ngũ giáo viên đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (như Chương trình giáo dục phổ thơng mới, dạy học tích hợp, giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo...)

0 13 11 21 50 4.14 2

4

Ý thức tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động dạy học trong trường Tiểu học để không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao NLDH tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục; yêu nghề sư phạm

0 3 21 20 51 4.25 1

5

Nhằm nâng cao, hồn thiện trình độ chính trị, chun môn, nghiệp vụ cho GV và được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

Bảng số liệu 2.6 cho thấy 5 mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên trường TH thành phố Móng Cái được CBQL và GV đánh giá mức độ cần thiết và rất cần thiết. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình từ 3.46 đến 4.25 (mức độ cần thiết và rất cần thiết). Trong đó, “Ý thức tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động dạy học trong trường Tiểu học để không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao NLDH tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục; yêu nghề sư phạm” có

trị trung bình cao nhất ( X = 4.25). Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 4.14 là nội dung“Công tác bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên giúp đội ngũ giáo viên đáp

ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (như Chương trình giáo dục phổ thơng mới, dạy học tích hợp, giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo...)”. Xếp

thứ 3 với điểm trung bình X = 3.95 là nội dung “Công tác bồi dưỡng NLDH dạy học

cho giáo viên giúp nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ tiếp nối cho đội ngũ GV”. Tuy nhiên, bồi dưỡng NLDH cho GV còn chưa chú trọng đến một số mục tiêu

như “Công tác bồi dưỡng NLDH dạy học cho giáo viên giúp giáo viên có NLDH cần

thiết đáp ứng được các vị trí việc làm trong q trình cơng tác; Nhằm nâng cao, hồn thiện trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ cho GV và được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp”. Một trong những yêu cầu của

đổi mới giáo dục là: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên phải nắm vững kiến thức kỹ năng môn học, nắm vững phương pháp dạy học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp. Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng thì vai trị của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức đặc biệt GV phải chủ động, nhuần nhuyễn các phương pháp, kỹ thuật dạy học đặc biệt coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.. Do vậy, hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV TH cần tổ chức đa dạng các hình thức, phương pháp, đến đa dạng nội dung bồi dưỡng để GV nâng cao NLDH và giáo dục.

2.3.3.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên TH tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Với thành tựu đồ sộ của khoa học công nghệ cùng điểm đổi mới của chương trình giáo dục như hiện nay, việc chon lựa nội dung quan trọng có ý nghĩa then chốt. Đánh giá thực trạng nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV TH được khảo sát qua kết quả sau:

Bảng 2.7: Thực trạng nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên TH theo chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)