Vai trò của tổ chức các hoạt động THBD trong giáodụcnghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động thực hành biểudiễn của sinh viên Nghệ thuật

1.3.2. Vai trò của tổ chức các hoạt động THBD trong giáodụcnghệ thuật

1.3.2.1. Tổ chức các hoạt động thực hành biểu diễn giúp học sinh - sinh viên mở rộng & nâng cao kĩ năng, kiến thức

Giáo dục nghệ thuật (Arts Education) gồm các hoạt động giáo dục về nghệ thuật và giáo dục thông qua nghệ thuật. Giáo dục về nghệ thuật là hoạt động giáo dục nhằm tạo nên sự hiểu biết, khả năng thưởng thức, thực hành và sáng tạo một loại hình nghệ thuật cụ thể. Ở đây, nội dung của hoạt động giáo dục là những tri thức và kỹ năng về nghệ thuật, ví dụ: hoạt động dạy vẽ, dạy múa, dạy đàn cho trẻ em. Trong khi đó, giáo dục thơng qua nghệ thuật thì sử dụng nghệ thuật như những công cụ hay phương pháp để đạt được các mục tiêu giáo dục như hỗ trợ học tập trong nhà trường, phát triển năng lực cá nhân, thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng, phát triển cộng đồng... Ví dụ: sử dụng nghệ thuật sân khấu để giáo dục về lịch sử và văn học, hay thông qua di sản

văn hóa để giáo dục lịng u nước và tự hào dân tộc. Như vậy, bản chất của hoạt động giáo dục nghệ thuật là việc chuyển giao các di sản văn hóa nghệ thuật từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mục đích của giáo dục nghệ thuật là tác động đến đối tượng giáo dục nhằm phát triển năng lực nghệ thuật cũng như nhận thức và tình cảm, góp phần hồn thiện nhân cách con người.

Mục tiêu giáo dục đại học của Bộ giáo dục được xác định rõ trong Luật giáo dục và đào tạo điều 39: “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chun mơn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” [13], như vậy đối với giáo dục nghệ thuật, công tác tổ chức các

hoạt động thực hành biểu diễn cho học sinh sinh viên nghệ thuật có thể nói là một việc làm vô cùng cần thiết.

Tham gia vào các hoạt động thực hành biểu diễn là điều kiện để học sinh sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học vào trải nghiệm thực tế, cọ xát với môi trường sân khấu, vận dụng các kiến thức đã học và thực hành, rèn luyện bản lĩnh sân khấu, hình thành kỹ năng biểu diễn.

- Tham gia vào các hoạt động thực hành biểu diễn tạo cơ hội cho sinh viên tìm tịi phát hiện tri thức mới, qua những cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ giúp các em có thể nhận thấy những điểm tốt, xuất sắc, những điều đáng học tập và những mặt yếu kém, để từ đó trau dồi lại bản thân, phát huy những điểm mạnh, từ những điểm chưa được của người khác để rút kinh nghiệm bản thân.

- Qua các hoạt động thực hành biểu diễn, ở sinh viên sẽ hình thành các kỹ năng cần có của một con người hiện đại: khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, bản lĩnh thể hiện mình trước đám đơng.

1.3.2.2. Tổ chức các hoạt động thực hành biểu diễn góp phần phát triển năng khiếu của học sinh sinh viên

Giáo dục nghệ thuật mang trong mình nét đặc trưng riêng vốn có của nó. Trong giáo dục nghệ thuật, người học tham gia ở tư thế chủ động. Bên cạnh

năng khiếu bẩm sinh vốn có, việc tìm tịi và phát hiện thế mạnh từ đó phát triển trau dồi là một việc làm vô cùng cần thiết. Để đạt được điều đó, người giáo viên đóng vai trị hết sức quan trọng, là người lập kế hoạch, định hướng, tổ chức, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá và khích lệ học sinh sinh viên trong quá trình giúp các em nhận biết được khả năng cũng như phát triển năng khiếu của mình. Bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên, giáo dục nghệ thuật cũng đòi hỏi học sinh sinh viên phải tích cực, chủ động trong q trình rèn luyện và tự rèn luyện.

1.3.2.3. Hoạt động thực hành biểu diễn góp phần phát triển trong sinh viên năng lực làm việc theo nhóm

Các hoạt động thực hành biểu diễn giúp các em hình thành tính năng động, độc lập, sáng tạo; giúp các em tự tin và bản lĩnh trước đám đông; đặc biệt trong các hoạt động theo nhóm tạo điều kiện giúp các em rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, làm việc tập thể - một kĩ năng sống và làm việc cần thiết trong xã hội hiện đại hóa hiện nay.

Bên cạnh đó, tham gia vào các hoạt động thực hành biểu diễn giúp các em có điều kiện được giao lưu, học hỏi. Việc tổ chức tốt các hoạt động thực hành biểu diễn sẽ giúp tạo cơ sở thuận lợi cho nhà trường thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học trong giáo dục nghệ thuật theo hướng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành đã học vào thực tế biểu diễn, đưa nghệ thuật đến với công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 25 - 27)