Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 70 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục nghệ thuật

Mục tiêu giáo dục Nghệ thuật là nhằm phát triển năng lực nghệ thuật cũng như nhận thức tình cảm, giúp người được giáo dục có rung cảm trước cái đẹp trong nghệ thuật, có kiến thức, quan điểm nhìn nhận cái đẹp trong nghệ thuật, biết lựa chọn và chiêm ngưỡng nghệ thuật, có khả năng đồng sáng tạo và sáng tạo nghệ thuật, góp phần hồn thiện nhân cách con người.Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các hứng thú và nhu cầu cao đối với giá trị nghệ thuật, làm cho học sinh làm quen với quá trình sáng tạo nghệ thuật, thức tỉnh và bồi dưỡng người nghệ sỹ trong mỗi con người học sinh.

Các chủ thể tham gia hoạt động THBD đó là các CBQL, GV, SV. Mỗi chủ thể giáo dục có vai trị tích cực khác nhau trong q trình quản lý. Bản thân SV là một chủ thể hết sức quan trọng. Vì vậy, hệ thống các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ CBQL, GV, SV

Phải thường xuyên phát huy năng lực tự ý thức, tự giáo dục của SV. Nguyên tắc này đòi hỏi một số giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực và áp dụng vào thực tế

Biện pháp quản lý hoạt động THBD phải đảm bảo góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục nghệ thuật nói riêng.

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Biện pháp đề xuất mang tính khả thi nghĩa là có thể thực hiện được, phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện có thể của nhà trường. Các biện pháp đề xuất phải được đề xuất từ thực tiễn công tác quản lý HĐ THBD, điều kiện cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ cán bộ và sinh viên nhà trường. Các biện pháp

quản lý phải là sự thể hiện, cụ thể hóa mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước và nhà trường.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi nhà QL phải nhận thức đúng đắn về ý nghĩa tác dụng từng biện pháp đã nêu ra, biết vận dụng sáng tạo từng biện pháp cũng như kết hợp hài hòa, hợp lý các biện pháp nêu ra phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương cũng như xu thế phát triển giáo dục trong gia đoạn hiện nay, các biện pháp quản lý phải sát với thực tế giáo dục nhà trường, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, thực hiện có hiệu quả.

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống

Biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hệ thống có nghĩa là biện pháp nêu ra

phải đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt mục tiêu đề ra.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp đề xuất mang tính thực tiễn có nghĩa là các biện pháp quản lý phải xuất phát dựa trên các điều kiện cụ thể, bám sát thực tiễn kinh tế của trường, của xã hội và giáo dục của địa phương. Có như vậy mới đảm bảo sát thực tiễn, đảm bảo tính thiết thực và mang lại hiệu quả trong quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 70 - 71)