Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực hành biểudiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực hành biểudiễn

của sinh viên nghệ thuật trƣờng Đại học Hạ Long

2.4.1. Thuận lợi

Nhận thức tốt của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên và các bậc phụ huynh là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên.

Cụ thể: Lãnh đạo trường xác định:

- Đầu tư cơ sở vật chất ở mức độ tốt và phù hợp nhất có thể cho việc dạy học và tổ chức các hoạt động thực hành biểu diễn cho sinh viên nghệ thuật. Trong nỗ lực của nhà trường, trường đã trang bị cho khoa 01 hội trường sân khấu gồm 01 đàn piano lớn (dương cầm); các thiết bị âm thanh, ánh sáng cần thiết, đạt chuẩn, phục vụ cho các chương trình thực hành biểu diễn nghệ thuật. 04 phịng tập luyện thanh nhạc có đầy đủ đàn piano, mỗi phịng có hệ thống cách âm và trang bị gương đầy đủ. Trang bị các phòng sàn múa làm phòng tập luyện thường xuyên các tiết mục biểu diễn; sàn gỗ, đàn piano và hệ thống gương bao quanh phòng được trang bị đầy đủ.

- Đầu tư, hỗ trợ kinh phí, phương tiện đi lại cho các chương trình chính trị phục vụ tỉnh. Có kinh phí hỗ trợ cho diễn viên, giáo viên và học sinh. Phân công nhiệm vụ và đội ngũ hậu cần phục vụ cho các chương trình đi xa.

- Đối với những chương trình thực hành biểu diễn báo cáo phục vụ cho chương trình đào tạo, có kế hoạch tập luyện theo nội dung chương trình đã triển khai từ đầu năm học. Riêng đối với những chương trình phục vụ chính trị, nhà trường tạo điều kiện hết sức cho các em sinh viên về mặt thời gian, giúp các em có thể tham gia các chương trình thực hành biểu diễn chính trị, vẫn đảm bảo được công việc học tập ở trên lớp.

- Coi hoạt động thực hành biểu diễn là một trong những mũi nhọn và thế mạnh của trường, cần được đầu tư thích đáng.

- Đội ngũ giảng viên, giáo viên nhiệt tình, đạt chuẩn, bên cạnh các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm cịn có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, một số là học sinh cũ của trường nay được trở về trường công tác đều chuyên tâm cho việc dạy học, có tâm huyết và thái độ cầu tiến.

- Đa số các em sinh viên đều nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động thực hành biểu diễn đối với việc học tập và rèn luyện chuyên ngành, có ý thức tham gia chủ động, tích cực và sáng tạo.

- Phần lớn các em xuất thân từ tầng lớp gia đình bình dân trở lên, các bậc phụ huynh số đông đều tạo điều kiện trong khả năng có thể để các em có thể tham gia các hoạt động thực hành biểu diễn một cách tốt nhất.

2.4.2. Khó khăn

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức và quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên vẫn cịn đang trong q trình hồn thiện. Một vài chiếc đàn piano trong các phòng chức năng như sàn múa, hội trường sân khấu chưa được bảo dưỡng và lên dây thường xuyên; gây ra tình trạng phím đàn bị liệt, âm thanh chênh phô, gây ảnh hưởng đến q trình tập luyện. Phịng tập luyện thanh nhạc còn hơi nhỏ so với số lượng sinh viên của một nhóm; đàn piano trong hệ thống các phịng thanh nhạc cũng gặp tình trạng chênh phơ và liệt phím do khơng được bảo dưỡng và lên dây thường xuyên.

- Trình độ giảng viên khơng đồng đều, giảng viên còn phải giảng dạy trực tiếp nhiều giờ nên khơng có thời gian tự nghiên cứu.

- Đối với các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị là các chương trình nằm ngồi chương trình đào tạo, vì vậy lịch tập luyện, biểu diễn có thể trùng với thời gian các GV và SV lên lớp giờ chính khóa. Điều này cũng là vấn đề khó khăn đối với các cán bộ quản lý trong việc lên chương trình cũng như kế hoạch tập luyện chương trình và triển khai kế hoạch; vừa phải tạo điều kiện cho các em tham gia được hoạt động chuyên môn, đồng thời vẫn đảm bảo chương trình học tập chuyên ngành của các em không bị ảnh hưởng.

- Một bộ phận không nhỏ sinh viên cịn lười học, có nhận thức chưa đúng về vai trò của hoạt động biểu diễn đối với việc học tập và rèn luyện kiến thức chuyên ngành; còn tham gia với thái độ chống đối, không chấp hành đúng kế hoạch về thời gian tập luyện; ý thức, thái độ còn chưa tốt.

- Việc phối hợp giữa đơn vị đào tạo (Khoa nghệ thuật) và trung tâm chức năng (trung tâm Thực hành Nghệ thuật, các phịng chức năng) đơi khi cịn chưa đồng bộ, cách thức quản lý giải quyết cơng việc đơi khi cịn gặp nhiều bất đồng.

Kết luận chƣơng 2

Quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long là một mắt xích nhỏ trong quản lý dạy học chung của khoa Nghệ thuật nói riêng và nhà trường nói chung.

Nhà trường nói chung và khoa Nghệ thuật nói riêng đã có những quan tâm và chú trọng đến công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên khoa Nghệ thuật, tuy nhiên, do bộ máy nhà trường mới đi vào hoạt động được 1 năm, do đó khơng tránh khỏi những hạn chế nhất định trong cơng tác tổ chức, cần phải có thời gian để chuẩn bị và thích ứng. Bộ máy quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật tuy đôi khi chưa đồng bộ, chuyên nghiệp nhưng cũng đã vận hành khá hiệu quả. Thực trạng này cho chúng ta một cái nhìn tổng qt về cơng tác quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật với những mặt mạnh cũng như mặt yếu và tìm ra các ngun nhân. Điều đó sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những đề xuất về các biện pháp quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long, đáp ứng yêu cầu đào tạo và yêu cầu xã hội.

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BIỂU DIỄN CỦA SINH VIÊN NGHỆ THUẬT TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 67 - 70)