Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 84 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Để bước đầu đánh giá tính khả thi, độ tin cậy của các biện pháp chúng tôi tiến hành khảo nghiệm lấy ý kiến của các CBQL, giảng viên khoa nghệ thuật về các biện pháp nói trên. Đồng thời chúng tôi cũng mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung, điều chỉnh cho các biện pháp trên, tạo ra lịng nhất trí trong tồn thể cán bộ giảng viên trong việc sử dụng các biện pháp này.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên các đối tượng như sau:

Nhóm Đối tƣợng đƣợc khảo sát Số lƣợng

1. CBQL 16

2. Giảng viên 33

Tổng 49

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm các biện pháp tác giả đã đề xuất về quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long để kiểm tra mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. Thơng qua việc xem xét mục tiêu của biện pháp, nội dung và cách thức thực hiện cũng như điều kiện thực hiện tổ chức quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên

Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long, tác giả lấy ý kiến của 16 CBQL, 33 cán bộ giảng viên khoa Nghệ thuật để đánh giá về tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp này.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Nội dung phiếu khảo nghiệm có các yêu cầu sau: + Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp. + Đánh giá tính khả thi của các biện pháp.

- Trong đó, các thang điểm được quy định như sau:

+ Rất cấp thiết: 3 điểm; Cấp thiết: 2 điểm; Ít cấp thiết: 1 điểm + Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Ít khả thi: 1 điểm

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi trưng cầu ý kiến thông qua bảng khảo nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐ

THBD cho đội ngũ CBGV 2.82 1 2.88 1 2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động THBD

cho GV 2.7 2 2.72 3 3.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức

hoạt động THBD 2,58 3 2.6 5 4 Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tổ

chức các hoạt động THBD 2.41 4 2.82 2 5 Đa dạng hóa các hình thức THBD bằng

chương trình thử nghiệm 2,35 6 2,41 6

6

Tăng cường mối quan hệ giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức các hoạt động THBD của sinh viên

2.39 5 2.68 4

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 Mức độ cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp

Qua kết quả thống kê ở bảng số liệu trên, có thể nhận thấy việc đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp có sự khác nhau.

- Về mức độ cần thiết, tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết, điểm trung bình = 2,54; trong đó Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐ THBD cho đội ngũ CBGV và biện pháp Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động THBD cho GV là hai biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất

(2,82 > 2,7 > điểm TB = 2,54).

Xếp thứ 3 về mức độ cần thiết là biện pháp Xây dựng cơ chế, chính sách

hỗ trợ tổ chức hoạt động THBD ( điểm TB = 2,58 > TBC = 2,54).

Xếp thứ 4 và thứ 5 về mức độ cần thiết lần lượt là biện pháp Tăng cường

cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tổ chức các hoạt động THBD (điểm TB = 2,41)

và biện pháp Tăng cường mối quan hệ giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức các hoạt động THBD của sinh viên (điểm TB = 2,39).

Biện pháp được đánh giá thấp nhất về mức độ cần thiết đó là biện pháp

Đa dạng hóa các hình thức THBD bằng chương trình thử nghiệm (điểm đánh giá = 2,35 < điểm TB = 2,54).

- Về tính khả thi:

Tính khả thi của các BP đề xuất cũng được đánh giá khá cao, điểm trung bình của các BP là khá tập trung và đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2.41; giá trị

lớn nhất là 2.88 và điểm trung bình chung là 2.68 so với điểm trung bình cực đại là 3.0. Điều đó chứng tỏ các BP đề xuất được các chuyên gia đánh giá là khả thi, có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Trong 6 BP thì có 3 biện pháp có số điểm > 2.68 (điểm trung bình chung của tính khả thi), đó là: , Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐ THBD

cho đội ngũ CBGV (điểm TB = 2,88), biện pháp Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tổ chức các hoạt động THBD (điểm TB = 2,82) và biện pháp Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động THBD cho GV (điểm TB = 2,72).

Xếp ở vị trí cuối cùng là biện pháp Đa dạng hóa các hình thức THBD

bằng chương trình thử nghiệm (điểm TB = 2,41). Đây cũng là vấn đề còn tồn

tại của các nhà trường trong công tác quản lý quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long, cần được CBQL các cấp quan tâm nhiều hơn nữa.

Như vậy qua khảo nghiệm có thể thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá với mức độ tương quan thuận ở tính cấp thiết và tính khả thi.

Kết luận chƣơng 3

Từ thực trạng hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường Đại học Hạ Long, thực trạng quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật dựa trên các nguyên tắc về tính khả thi, tính hiệu quả, tính thống nhất; chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý của CBQL đối với công quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long:

1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐ THBD cho đội ngũ CBGV 2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động THBD cho GV

3. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức hoạt động THBD

4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tổ chức các hoạt động THBD 5. Đa dạng hóa các hình thức THBD bằng chương trình thử nghiệm 6. Tăng cường mối quan hệ giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong

tổ chức các hoạt động THBD của sinh viên

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long cho thấy các cán bộ, giảng viên khoa Nghệ thuật đều khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Từ đó làm cơ sở khá tin cậy cho CBQL và Hiệu trưởng có thể xem xét và vận dụng vào quản lý công tác các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu đạt được đã chứng minh và khẳng định giả thuyết khoa học nêu ra của luận văn. Trên cơ sở đó, chúng tơi rút ra những kết luận chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 84 - 89)